4 vấn đề thường gặp làm giảm sức khỏe sinh sản

4 vấn đề thường gặp làm giảm sức khỏe sinh sản

bởi

trong

Tuổi tác, di truyền, lối sống, bệnh mạn tính là những vấn đề thường gặp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của cả nam và nữ.

Theo bác sĩ Trương Nguyễn Minh Tuấn, khoa Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh – Quận 8, sức khỏe sinh sản của cả nam và nữ có thể chịu nhiều tác động khác nhau, từ bên trong lẫn bên ngoài cơ thể.

Tuổi tác là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe chức năng sinh sản, nhất là phụ nữ. Tuổi tác ngày càng lớn, khả năng sinh sản của phụ nữ càng giảm dần do suy giảm số lượng và chất lượng trứng. Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ nên mang thai và sinh đủ con trước 35 tuổi bởi sau độ tuổi này tỷ lệ thụ thai tự nhiên giảm đáng kể, tăng khả năng gặp các vấn đề liên quan đến sinh sản hoặc biến chứng thai kỳ.

Với nam giới, khả năng sinh sản cũng có xu hướng giảm dần theo tuổi tác. Chất lượng và số lượng tinh trùng cũng ít đi, từ đó ảnh hưởng đến khả năng thụ tinh. Nam giới lớn tuổi còn có nguy cơ mắc các vấn đề như rối loạn cương dương và suy giảm testosterone không chỉ ảnh hưởng đến khả năng có con mà còn tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống.





4 vấn đề thường gặp làm giảm sức khỏe sinh sản

Bác sĩ Tuấn khám cho nam giới hiếm muộn. Ảnh minh họa: Nguyễn Thắng

Yếu tố di truyền có vai trò quan trọng với sức khỏe sinh sản của nam và nữ và sức khỏe của thế hệ sau. Các bệnh lý di truyền có thể làm giảm khả năng thụ thai, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi hoặc gây vô sinh trong trường hợp mắc các hội chứng di truyền nghiêm trọng như Down, Klinefelter… Do đó, các đôi có nguy cơ cao mắc bệnh di truyền nên khám sớm để được bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị bảo vệ sức khỏe sinh sản. Các phương pháp hỗ trợ sinh sản điển hình là thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) có áp dụng kỹ thuật sinh thiết sàng lọc phôi tiền làm tổ, giúp tăng tỷ lệ đậu thai và sinh con khỏe mạnh cho vợ chồng mang bất thường di truyền.

Các bệnh lý mạn tính như cao huyết áp, tim mạch, béo phì… có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, từ đó gây ra các biến chứng trong quá trình mang thai, làm giảm tỷ lệ thụ thai đáng kể. Bác sĩ Tuấn cho biết tại , sự phối hợp liên chuyên khoa tăng hiệu quả điều trị bệnh lý mạn tính, giúp người bệnh sớm có con khỏe mạnh.

Lối sống thiếu lành mạnh như hút thuốc, uống rượu bia quá mức, chế độ ăn uống không cân bằng, ít vận động và căng thẳng kéo dài… cũng làm tăng các , giảm chất lượng trứng và tinh trùng, giảm khả năng thụ thai.

Bác sĩ Tuấn khuyên nam và nữ giới nên có chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh. Người có bất thường về sức khỏe tổng thể và sức khỏe sinh sản nên điều trị sớm. Người mắc các bệnh lý liên quan đến sinh sản và chưa kết hôn có thể trữ đông trứng hoặc tinh trùng để bảo tồn khả năng có con khỏe mạnh. Vợ chồng sau kết hôn một năm chưa có thai nên khám và điều trị sớm.

Hoài Thương

Độc giả gửi câu hỏi về vô sinh hiếm muộn để bác sĩ giải đáp