
Nồng độ axit uric trong máu cao không chỉ gây sưng, cứng khớp, đau đớn mà còn mệt mỏi, suy giảm chức năng thận.
Axit uric cao là tình trạng có quá nhiều axit uric tích tụ trong máu. Thông thường tình trạng này ban đầu không gây ra nhiều triệu chứng song nếu không được điều trị có thể ảnh hưởng đến thận. Dưới đây là những triệu chứng cảnh báo.
Cứng khớp, khó chịu ở khớp
Axit uric cao có thể khiến các tinh thể nhỏ hình thành trong khớp, dẫn đến viêm. Ban đầu, nó chỉ gây ra cảm giác khó chịu nhẹ ở khớp, cứng hoặc sưng nhẹ và thường phổ biến tại ngón chân cái. Những triệu chứng này rất nhẹ, có thể bị bỏ qua nhưng có thể phát triển thành bệnh gout, dẫn đến đau dữ dội cũng như tổn thương khớp.
Tiểu tiện thường xuyên
Nồng độ axit uric cao ảnh hưởng đến thận, khiến người bệnh phải đi vệ sinh nhiều hơn. Uống nhiều nước cũng có thể là nguyên nhân, song hãy chú ý các triệu chứng kèm theo như nước tiểu có mùi lạ hoặc kèm máu. Bởi đây có khả năng là dấu hiệu cho thấy axit uric đang hình thành tinh thể trong thận, dẫn đến sỏi thận.
Đau lưng hoặc một bên hông
dưới hoặc một bên hông có thể là dấu hiệu của các vấn đề về thận liên quan đến axit uric. Cơn đau nhẹ này có thể là kết quả của sỏi thận hoặc tình trạng viêm do tinh thể axit uric gây ra. Triệu chứng này khá phổ biến, thường bị bỏ qua, nhưng người bệnh nên chú ý khi đi kèm với các triệu chứng bất thường khác.
Mệt mỏi, kiệt sức không lý do
Nồng độ axit uric cao góp phần làm suy giảm chức năng thận, từ đó ảnh hưởng đến khả năng đào thải chất thải của cơ thể. Điều này có thể gây mệt mỏi, yếu ớt và cảm giác không khỏe. Những triệu chứng mơ hồ này dễ bị nhầm lẫn do căng thẳng hoặc các nguyên nhân khác. Nhận biết sớm thận đang gặp vấn đề do tích tụ axit uric giúp cải thiện phù hợp.
Thay đổi màu da quanh khớp
Đôi khi axit uric cao gây ra da bóng, đỏ hoặc đổi màu gần các khớp bị ảnh hưởng. Nguyên nhân là vì tình trạng viêm từ các tinh thể axit uric. Những thay đổi trên da này có thể không rõ ràng, không đau lúc đầu.
Suy giảm chức năng thận
Thận có chức năng lọc axit uric khỏi máu, sau đó loại bỏ nó qua nước tiểu. Khi nồng độ axit uric quá cao, các tinh thể không chỉ hình thành trong khớp mà còn bao gồm cả thận. Những tinh thể này gây viêm, làm hỏng các mô thận, giảm khả năng hoạt động bình thường của cơ quan này. Theo thời gian, điều này có thể dẫn đến mạn tính (CKD) hoặc sỏi thận, gây đau và có thể cần điều trị y tế.
Mỗi người hãy giữ đủ nước bằng cách uống đủ nước hàng ngày (1,8-2 lít nước) để cơ thể lọc chất thải hiệu quả. Duy trì chế độ ăn uống cân bằng với trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc; hạn chế thực phẩm chế biến, muối và đường bổ sung cũng giảm tải gánh nặng cho thận.
Bảo Bảo (Theo Times of India)