Nhiều người tiêm phòng dại khi chưa bị chó cắn

Nhiều người tiêm phòng dại khi chưa bị chó cắn

bởi

trong

Huỳnh Minh Chước, 27 tuổi, Bình Thuận, đưa vợ và con trai đi tiêm phòng dại sau khi chó của gia đình nuôi chết để yên tâm.

Anh Chước cho biết chó của gia đình đã tiêm phòng dại, tuy nhiên con vật vẫn có biểu hiện nhiễm dại như sùi bọt mép, chảy nước dãi nhiều. Lo lắng vợ và các con có thể nhiễm dại mà không biết, anh đưa vợ và con trai 3 tuổi đi tiêm vaccine. Sau khi khai thác tiền sử tiêm chủng, gia đình anh được chỉ định tiêm ba mũi trước phơi nhiễm do chưa bị động vật cắn, cào.





Nhiều người tiêm phòng dại khi chưa bị chó cắn

Anh Huỳnh Minh Chước tiêm vaccine dại tại VNVC Phan Thiết hồi đầu tháng 5. Ảnh: Mộc Miên

Còn Lý Thị Tuyết, 23 tuổi, quê Vĩnh Long, cũng vừa hoàn thành 3 mũi vaccine dại trước phơi nhiễm. Cô cho biết đang nuôi một con chó cảnh và thường ôm, cưng nựng, ngủ cùng. Dù đã chủng ngừa dại cho chó, ngăn con vật tiếp xúc với những con chó và mèo khác, Tuyết không yên tâm, sợ trong quá trình chơi đùa, ngủ cùng con vật không may bị nó cắn, cào.

“Đã có nhiều người tử vong do dại cũng vì vật nuôi trong nhà cắn, tôi tiêm vaccine cho yên tâm”, Tuyết chia sẻ.

Bác sĩ Lê Trần Thắng, bác sĩ trưởng Trung tâm tiêm chủng VNVC Phan Thiết, Bình Thuận, cho biết từ đầu tháng 4 đến nay, số người đến VNVC tiêm vaccine dại tăng cao. Mỗi ngày trung tâm tiếp nhận hàng chục người đến tiêm vaccine dại. Nhiều trường hợp bị động vật có vú máu nóng như chó, mèo, chuột, khỉ… cắn, cào, liếm. Một số gia đình nuôi chó, mèo lo ngại bệnh dại trong cộng đồng tăng cao nên đến để tư vấn và tiêm ngừa trước khi bị cắn cho yên tâm.

“Điều này cho thấy, kiến thức phòng bệnh dại của người dân ngày càng được nâng cao, phần nào giúp ngành y tế giảm thiểu tỷ lệ bùng phát dịch dại”, bác sĩ Thắng nói.

Hiện Việt Nam có hai loại vaccine dại gồm Verorab (Pháp) và Abhayrab (Ấn Độ), tiêm bắp hoặc tiêm trong da. Phác đồ tiêm gồm 5 mũi vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28.

Vaccine có thể tiêm dự phòng (gọi là dự phòng trước phơi nhiễm) với phác đồ ba mũi vào ngày 0, 7, 21 hoặc 28. Phác đồ này áp dụng cho người chưa bị cào, cắn hoặc có nguy cơ cao phơi nhiễm bệnh dại, như: nhân viên chăm sóc thú cưng, người nuôi chó, mèo, bác sĩ thú y…

Trường hợp đã tiêm đủ phác đồ dự phòng trước phơi nhiễm hoặc đã tiêm đủ liều ở lần bị cắn trước đó, chỉ cần tiêm thêm hai mũi vaccine và không cần tiêm huyết thanh dù có vết thương nặng khi bị cào, cắn.





Tuyết tiêm phòng dại đầy đủ cho chó cưng và chủ động tiêm vaccine dại trước khi bị cắn để yên tâm về sức khỏe. Ảnh: NVCC

Tuyết tiêm phòng dại đầy đủ cho chó cưng và chủ động tiêm vaccine dại trước khi bị cắn để yên tâm về sức khỏe. Ảnh: NVCC

Ngoài , khi bị chó mèo cắn, cào, liếm trên vết thương hở, bác sĩ Thắng lưu ý mọi người cần xử lý vết thương theo quy trình sau: rửa sạch dưới vòi nước chảy trong 15 phút; sát khuẩn bằng cồn 45-70 độ hoặc cồn i-ốt để làm giảm thiểu lượng virus dại tại vết cắn; tiêm ngừa dại càng sớm càng tốt. Người dân không áp dụng biện pháp dân gian để điều trị như dùng thuốc nam, cúng thầy lang…

là bệnh truyền nhiễm do virus dại truyền từ động vật sang người, tỷ lệ tử vong gần 100% khi khởi phát. Trong quá trình ủ bệnh, virus không gây triệu chứng, khiến hệ miễn dịch không thể nhận diện. Khi di chuyển đến não, virus sẽ gây ra viêm não tủy, làm phá hủy tế bào thần kinh của não, tủy sống và di chuyển đến các mô, các cơ quan nội tạng.

Virus dại gây hai thể bệnh gồm thể hung dữ và thể liệt. Khoảng 80% bệnh nhân mắc thể dại hung dữ với các biểu hiện co thắt hầu họng, tăng động, ảo giác, sợ gió, sợ nước. Người bệnh tử vong sau vài ngày do ngừng tim và suy hô hấp. Còn dại thể liệt diễn tiến chậm hơn, người bệnh bị liệt dần các cơ bắt đầu từ vị trí vết thương và lan ra toàn thân, cuối cùng dẫn tới tử vong.

Bệnh hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, cách dự phòng hiệu quả nhất là tiêm vaccine và huyết thanh kháng dại.

Tuấn An