Cần thêm hơn 2.300 tỉ/năm nếu tăng phụ cấp giáo viên mầm non

Cần thêm hơn 2.300 tỉ/năm nếu tăng phụ cấp giáo viên mầm non

bởi

trong

Theo Bộ GD-ĐT, khoản chi phát sinh lớn nhất khi nghị định mới về phụ cấp ưu đãi dành cho giáo viên, người lao động trong cơ sở giáo dục được ban hành là phụ cấp giáo viên mầm non. 

Cần thêm hơn 2.300 tỉ/năm nếu tăng phụ cấp giáo viên mầm non

Cô trò Trường mầm non B, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội cùng đi trải nghiệm phố phường

ẢNH: THANH MAI

Cụ thể, chi phí trả lương giáo viên mầm non dự tính tăng thêm 196 tỉ đồng/tháng (mỗi năm 2.352 tỉ đồng).

Đối với việc điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi của giáo viên dự bị đại học, trên cơ sở bảng lương thực nhận của giáo viên tại thời điểm hiện tại, Bộ GD-ĐT đã tính toán theo mức phụ cấp ưu đãi điều chỉnh từ 50% lên 70% và dự tính chi phí phát sinh khoảng 450 triệu đồng/tháng (mỗi năm khoảng 5,4 tỉ đồng).

Đối với việc điều chỉnh phân vùng theo quy định mới không làm thay đổi vùng và đối tượng được hưởng theo vùng nên không làm phát sinh chi phí.

Về quy định phụ cấp ưu đãi theo nghề của nhân viên trong cơ sở giáo dục, người thụ hưởng làm việc ở hai loại cơ sở. Với người lao động làm việc ở cơ sở giáo dục đại học và trường cao đẳng thì hầu hết các đơn vị đó đều tự bảo đảm nguồn chi tiền lương, do đó không làm phát sinh ngân sách nhà nước cho đối tượng này.

Riêng đối với người lao động làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông, giáo dục thường xuyên, theo dự tính của Bộ GD-ĐT, chi phí phát sinh để trả tiền phụ cấp ưu đãi theo nghề khoảng 160 tỉ đồng/tháng (mỗi năm 1.920 tỉ đồng).

Theo dự thảo nghị định mới, phụ cấp trên được trả cùng kỳ lương hàng tháng (kể cả thời gian nghỉ hè) và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Như vậy, đây sẽ là khoản chi trong mục chi thường xuyên.

Theo tìm hiểu của Báo Thanh Niên, trong 10 năm (2013 – 2023), ngân sách nhà nước dành cho GD-ĐT chưa bao giờ đạt được tỷ trọng tối thiểu 20% GDP như Nghị quyết T.Ư 29 (4.11.2013) và luật Giáo dục đã yêu cầu. Biểu đồ chi ngân sách cho giáo dục từ năm 2013 đến 2023 cho thấy năm cao nhất là 19,1% (2019), năm thấp nhất là 15,8% (2023).

Năm 2024, con số này là 380.561,22 tỉ đồng. Trong đó, tổng dự toán chi thường xuyên là 306.128 tỉ đồng (địa phương 281.560 tỉ đồng; T.Ư 24.568 tỉ đồng). So với năm 2023 (286.700 tỉ đồng, theo dự toán chi ngân sách nhà nước cho GD-ĐT do Quốc hội phê duyệt), chi thường xuyên GD-ĐT năm 2024 tăng xấp xỉ 6,78%.

Như vậy, nếu chi thêm 4.277 tỉ phát sinh do tăng phụ cấp ưu đãi thì khoản chi thường xuyên cũng chỉ tăng khoảng 1,4%.

Xem đầy đủ dự thảo nghị định ở đây