Theo đó, trong nghiên cứu “Nâng cao mọi động thái: Công thức vận hành kho hàng hiệu năng cao”, đội ngũ nhân viên trên tuyến đầu đã chỉ ra lợi ích rõ ràng của tự động hóa vận hành kho hàng và những rủi ro khi chậm tự động hóa.

Ứng dụng công nghệ giúp việc quản lý hàng hóa thuận lợi hơn
Ảnh: Zebra
Theo nghiên cứu này, 63% các nhà lãnh đạo ngành kho hàng toàn cầu có kế hoạch triển khai phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) (63% ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương – APAC) và công nghệ thực tại ảo tăng cường (AR) (65% ở APAC) trong vòng 5 năm tới. Ngoài ra, 64% đối tượng tham gia khảo sát trên toàn cầu có kế hoạch tăng chi tiêu cho hiện đại hóa kho hàng trong 5 năm tới, với tỷ lệ tương tự là 63% ở APAC. Trong khi đó, 63% trên toàn cầu (64% tại APAC) có kế hoạch đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa vào năm 2029.
Nghiên cứu cũng chỉ ra, các nhà lãnh đạo ngành kho hàng thừa nhận họ gặp khó khăn trong việc duy trì tỷ lệ lấp đầy (51% trên toàn cầu, 45% ở APAC) và chuẩn bị đơn hàng (47% trên toàn cầu, 51% ở APAC) được nêu trong các thỏa thuận cấp độ dịch vụ (SLA), với độ chính xác đơn hàng (41% trên toàn cầu, 43% ở APAC) và các quy trình xuất kho (41% trên toàn cầu, 40% ở APAC) được coi là hai thách thức vận hành hàng đầu được chỉ ra trong nghiên cứu của Zebra. Hoạt động thương mại điện tử gia tăng cũng khiến việc “giao hàng nhanh hơn tới khách hàng cuối” (37% trên toàn cầu, 36% APAC) trở thành thách thức hàng đầu đối với các đội nhóm trong ngành kho hàng, ngay cả trong bối cảnh công nghệ được ứng dụng ngày càng nhiều.
Tại Việt Nam, ngành kho hàng cũng đang nhanh chóng nắm bắt các công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu suất vận hành và giảm chi phí trong bối cảnh nhu cầu ngày càng tăng từ thương mại điện tử và thương mại toàn cầu. Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, quá trình toàn cầu hóa chuỗi cung ứng và kỳ vọng của người tiêu dùng về thời gian giao hàng nhanh hơn, các doanh nghiệp đang áp dụng ngày càng nhiều giải pháp kho hàng thông minh để tối ưu hóa quản lý hàng tồn kho, giảm chi phí vận hành và cải thiện sự hài lòng của khách hàng.
Nhiều đơn vị vận hành kho hàng đang chuyển đổi từ hệ thống thủ công sang hệ thống quản lý kho thông minh (WMS), tích hợp tự động hóa, RFID và quét mã QR để hợp lý hóa việc theo dõi hàng tồn kho và thực hiện đơn hàng. Việc áp dụng các công nghệ 4.0 như IoT, AI, giám sát bằng hình ảnh (machine vision) và dữ liệu lớn cũng gia tăng, tạo điều kiện dự báo nhu cầu chính xác hơn, hiển thị giám sát tài sản theo thời gian thực và tối ưu hóa mặt bằng kho.
Kỳ vọng đối với tự động hóa ngành kho hàng ra sao
Các nhà lãnh đạo trong ngành kho hàng tin rằng các ứng dụng AI chạy trên thiết bị di động sẽ tạo ra tác động lớn nhất trong các lĩnh vực an toàn lao động, kiểm soát chất lượng và quản lý hàng tồn kho. 79% trong số họ nói rằng AI sẽ có tác động tích cực đến khả năng phát hiện các mối nguy hiểm tiềm ẩn và cảnh báo phòng ngừa, 78% cho rằng AI sẽ tác động đến khả năng phát hiện vấn đề hoặc sự bất thường – tỷ lệ này tại khu vực APAC lần lượt 82% và 81%.
Ngoài ra, 77% đối tượng tham gia khảo sát (78% trong khu vực APAC) cho rằng các ứng dụng AI sẽ nâng cao khả năng của họ trong dự báo nhu cầu, hợp lý hóa mức tồn kho và tối đa hóa dư địa sử dụng các ứng dụng AI.
Nhiều nhà lãnh đạo trong ngành kho hàng toàn cầu đã và đang lên kế hoạch thực hiện tăng cường/tự động hóa cho biết mục tiêu của họ là giảm thiểu sai lỗi (71%) và đáp ứng SLA (thỏa thuận mức dịch vụ) (70%). Họ hy vọng tự động hóa sẽ nâng cao hiệu suất và năng suất của người lao động (54% trên toàn cầu, 56% ở APAC) cũng như giảm lỗi đơn hàng và giảm lấy hàng thủ công (53% trên toàn cầu và ở APAC). Thêm vào đó, 82% lãnh đạo trong ngành kho hàng trên toàn cầu (84% ở APAC) đồng ý rằng trang bị cho nhân viên kho hàng nhiều công cụ công nghệ hơn sẽ giúp họ vượt mục tiêu năng suất đồng thời giảm áp lực thể chất và ngăn ngừa nguy cơ chấn thương.

Christanto Suryadarma, Phó chủ tịch phụ trách kinh doanh khu vực Đông Nam Á (SEA), Hàn Quốc và kênh APJeC của Zebra Technologies
Ảnh: Zebra
Christanto Suryadarma, Phó chủ tịch phụ trách kinh doanh khu vực Đông Nam Á (SEA), Hàn Quốc và kênh APJeC, Zebra Technologies cho biết thêm: “Lực lượng lao động tuyến đầu ở Việt Nam thường xuyên phải xoay xở với quá nhiều nhiệm vụ, bao gồm những công việc nhàm chán trong kho mà hiện nay đã có thể và nên được tự động hóa. Khi Việt Nam triển khai tự động hóa thông minh và tăng tốc đi tới một tương lai thông minh hơn, trong đó tuổi thọ kho hàng được kéo dài hơn, các nhà lãnh đạo kho hàng cần phải tích cực số hóa, tự động hóa và ứng dụng công nghệ thông minh để chuyển đổi nhân viên của họ thành những người lao động tuyến đầu được kết nối để tăng cường năng lực vận hành”.
Zebra mong muốn dẫn dắt xu hướng này với các dòng sản phẩm mới nhất, bao gồm Thiết bị kiểm kho và máy tính bảng cho doanh nghiệp (ET60 Android, ET40/ET45, MC3400), máy quét mã bền chắc (DS3600-XR), các giải pháp theo dõi tài sản (ZT421, ZT620, ZD421 WiFi 6), giải pháp RFID ( FXR90), Zebra Dimensioning và các giải pháp Giám sát bằng hình ảnh (Machine Vision) và Máy quét mã vạch công nghiệp (Industrial Fixed Scanners), đáp ứng mọi nhu cầu của ngành kho hàng Việt Nam.