Bé gái nghe nói lưu loát sau cấy điện cực ốc tai

Bé gái nghe nói lưu loát sau cấy điện cực ốc tai

bởi

trong

TP HCMBé Trúc 7 tuổi, gần 5 năm điếc sâu hai tai, nay nghe nói lưu loát sau hơn một năm cấy ốc tai điện tử.

Nguyễn Thanh Trúc chào đời bình thường, bắt đầu không phản ứng với mọi thứ xung quanh khi 2,5 tuổi, kiểm tra tâm lý chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ và thoái lui ngôn ngữ. Bé khám lần nữa tại bệnh viện ở TP HCM, được chẩn đoán bất thường cấu trúc xương tai trong hai bên, điếc sâu hai tai (hơn 90 dB), thuộc trường hợp điếc sau ngôn ngữ (điếc sau khi phát triển khả năng nói và ngôn ngữ). Bệnh nhi được chỉ định phẫu thuật cấy ốc tai điện tử, phục hồi khả năng nghe, nói.

GS.TS.BS Trần Phan Chung Thủy, Chủ tịch Hội Tai Mũi Họng Việt Nam, Cố vấn Trung tâm Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khả năng hình thành tiếng nói là sự lặp lại những gì trẻ đã được nghe. Nếu không nghe được, trẻ không thể nói được. Trẻ không giao tiếp được, ngôn ngữ và trí tuệ không phát triển, dần tạo ra những thay đổi bất thường trong thần kinh tâm lý.

Bé điếc quá sâu, máy trợ thính hầu như không mang lại tác dụng. Cấy điện cực ốc tai là phương pháp duy nhất để trẻ điếc nặng có thể nghe được, từ đó tập nói, giao tiếp. Trước khi có chỉ định phẫu thuật, bệnh nhi phải đeo máy trợ thính 3-6 tháng, với mục đích loại trừ điếc giả, điếc tâm lý cũng như giúp có khoảng thời gian kích thích dây thần kinh thính giác.

Giáo sư Thủy sử dụng kính vi phẫu ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) khoan xương chũm mở sào bào thượng nhĩ, tiếp cận cửa sổ tròn trong tai, đưa điện cực đa kênh vào ốc tai. Sau gần ba giờ, ca phẫu thuật kết thúc, 22 điện cực bên trong tiếp nhận hoàn toàn tín hiệu với bộ xử lý âm thanh bên ngoài.





Bé gái nghe nói lưu loát sau cấy điện cực ốc tai

Giáo sư Chung Thủy (ngồi) đang phẫu thuật cấy điện cực ốc tai cho bé Trúc. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Trúc xuất viện sau ba ngày, một tháng sau, được gắn thiết bị bên ngoài tai và kích hoạt hoạt động, bắt đầu phản ứng khi nghe được tiếng trống, tiếng chuông. Sau khi , đều đặn, hàng tuần, bé lên TP HCM để học với giáo viên chuyên biệt, tập làm quen và hiểu âm thanh.

Sau hơn một năm cấy điện cực ốc tai, kiên trì học âm thanh, ngôn ngữ, Trúc có thể nghe, hiểu và nói rất rõ ràng. “Khả năng tiếp nhận âm thanh và giao tiếp bằng lời nói của Trúc nhanh nhẹn như một đứa trẻ bình thường”, giáo sư Thủy nói.





Bé Trúc nghe và nói rõ khi đang học với cô giáo sau cấy điện cực ốc tai. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bé Trúc nghe và nói rõ khi học với cô giáo sau cấy điện cực ốc tai. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Chị Lệ, mẹ bé cho biết nhà nghèo, không có tiền cho con cấy ốc tai điện tử nhưng mong con có thể nghe lại nên vợ chồng chị không từ bỏ hy vọng chạy chữa. Gia đình bán nhà, lấy tiền chữa bệnh, cho con học lớp khiếm thính.

Một lần lên TP HCM nghe tư vấn khiếm thính cho trẻ năm 2023, chị Loan gặp , được hướng dẫn viết đơn gửi hồ sơ về Hội Tai Mũi Họng Việt Nam kêu gọi cộng đồng chung tay giúp đỡ. Bé Trúc được tài trợ toàn bộ chi phí hơn 500 triệu đồng để phẫu thuật cấy ghép điện cực ốc tai.

“Kết quả này là hành trình kiên trì của gia đình giúp con từng bước phục hồi thính lực và khả năng giao tiếp”, giáo sư Thủy nói.

Uyên Trinh

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tai mũi họng để bác sĩ giải đáp