Taylor Swift và cơ hội mua lại các bản ghi âm của… chính mình

Taylor Swift và cơ hội mua lại các bản ghi âm của… chính mình

bởi

trong

Năm 2019, Scooter Braun mua bản ghi âm gốc 6 album của Taylor Swift với giá 300 triệu USD, khiến cô phải thu âm lại tất cả dưới dạng “phiên bản của Taylor”.

Taylor Swift cáo buộc Braun – người từng quản lý Justin Bieber và Kanye West – là “kẻ bắt nạt” và là “định nghĩa rõ nét về đặc quyền nam giới độc hại trong ngành giải trí”.

Một năm sau, Braun bán 6 album này cho công ty Shamrock Capital để kiếm lời, nhưng hiện công ty này đang muốn bán lại chúng cho Taylor Swift. Người khuyến khích Shamrock Capital làm như vậy chính là Braun!

Taylor Swift và cơ hội mua lại các bản ghi âm của… chính mình

Taylor Swift đang có cơ hội mua lại bản ghi âm gốc 6 album của… chính mình

ẢNH: AFP

“Điều thú vị là một trong những cá nhân thúc đẩy thỏa thuận này diễn ra chính là Scooter Braun, người từng làm việc lần đầu tiên với hãng thu âm Big Machine Records”, một nguồn tin cho biết.

Thông tin này được đưa ra 1 ngày sau khi Swift ra mắt bản thu âm lại đầu tiên Reputation (Taylor’s Version) trên chương trình truyền hình The Handmaid’s Tale.

Ca khúc hit đình đám của Swift là Look What You Made Me Do (Taylor’s Version) xuất hiện trong khoảnh khắc cao trào của một tập phim trong chương trình.

Cơ hội để Taylor Swift mua lại bản quyền 6 album 

Nếu nữ danh ca quyết định mua lại bản quyền âm nhạc của mình, giá sẽ vào khoảng 600 triệu đến 1 tỉ USD. Theo Clayton Durant, người sáng lập Công ty tư vấn âm nhạc CAD Management, số tiền này là xứng đáng.

Ông giải thích rằng nếu Swift sở hữu cả bản thu âm cũ và mới các bài hát của mình, cô sẽ được hưởng phần lớn tiền bản quyền xuất bản từ cả hai. Cô cũng có toàn quyền kiểm soát danh mục bài hát xem liệu chúng có được cấp phép để sử dụng trong quảng cáo, phim, chương trình truyền hình hay tại các cuộc mít tinh chính trị hay không.

Durant chia sẻ với Page Six: “Nếu Swift đạt được thỏa thuận để có được bản quyền đối với các bản thu âm gốc của mình, cô ấy sẽ tăng số tiền kiếm được lên gấp bội. Cô vẫn kiếm được tiền từ việc xuất bản các bài hát gốc nhưng không nhiều bằng từ phiên bản Taylor’s Versions“.

Ông cũng lưu ý: “Thời điểm cô ấy phát hành phiên bản thu âm lại, lượng tiêu thụ bản gốc cũng tăng đột biến”.

Taylor Swift đứng trước cơ hội mua lại các bản ghi âm của... chính mình - Ảnh 2.

Tháng 6.2019, Taylor Swift bất bình khi công ty Ithaca Holdings của Scooter Braun mua lại 6 album gốc với giá hơn 300 triệu USD

Khi các bản gốc album của Swift được bán, cô từng lên tiếng khẳng định rằng chưa bao giờ được mời mua chúng và không biết về thỏa thuận này.

Tuy nhiên, một nguồn tin chia sẻ với trang web The Blast rằng việc mua bán này “đã được thảo luận với những người trong ngành âm nhạc suốt gần 1 năm” và được biết đến rộng rãi trong ngành.

Nguồn tin cho biết thêm: “Cha Swift, một cổ đông của Big Machine Records, đã kiếm được 16 triệu USD” từ việc mua bán và hẳn phải biết điều này. Các email gửi vào thời điểm đó cho thấy ông Scott Swift đóng góp nhiều thông tin cho công ty mua các album gốc, theo TMZ.

Quyết định thu âm lại 6 album của Swift đã làm dấy lên cuộc thảo luận trong toàn ngành về quyền sở hữu tác phẩm của nghệ sĩ, cách thức hoạt động của hãng thu âm và việc kiếm tiền từ các bài hát.

Taylor Swift không hề biết các bản ghi âm gốc (master recordings) 6 album của cô bị bán đi. Các bản thu âm này được Scooter Braun, người quản lý của cô, mua lại từ Big Machine Records, sau đó bán lại cho Công ty Shamrock Capital. Vì vậy, Taylor Swift không nhận được đồng nào từ việc mua bán các bản ghi âm này, mặc dù chúng đã mang về 300 triệu USD.

Theo Reuters, Scooter Braun mua lại hãng thu âm Big Machine Records vào năm 2019 sau khi Taylor Swift rời hãng vào năm 2018 để thực hiện một thỏa thuận mới với Universal Music Group. Scooter Braun và ngôi sao nhạc pop đã vướng vào một cuộc tranh cãi gay gắt kể từ đó.

Năm 2005, khi Taylor Swift 15 tuổi, cô ký hợp đồng đầu tiên với Big Machine Records, hãng thu âm do ngôi sao nhạc đồng quê Toby Keith đồng sáng lập, tại Nashville.

Sau đó cô ký tiếp hợp đồng cho 6 album phòng thu. trở thành ca sĩ trẻ tuổi nhất từng hợp tác với Sony/ATV Music Publishing. Theo hợp đồng, 6 album là Taylor Swift (2006), Fearless (2008), Speak Now (2010), Red (2012), 1989 (2014) và Reputation (2017) đều thuộc quyền “sinh sát” của Big Machine Records. 6 album này thuộc quyền sở hữu của Scooter Braun khi ông mua lại Big Machine Records vào tháng 6.2019 từ người sáng lập Scott Borchetta.

Khi thương vụ mua bán diễn ra vào năm 2019, Taylor Swift đã lên tiếng bày tỏ sự khó chịu với Braun cũng như CEO của Big Machine Records, Scott Borchetta: “Scooter đã tước đi công sức cả đời của tôi, thứ mà tôi không có cơ hội mua được”.