U lành ở lưỡi hóa ác tính sau 5 năm

U lành ở lưỡi hóa ác tính sau 5 năm

bởi

trong

TP HCMBà Dung, 75 tuổi, có u nhỏ lành tính ở lưỡi 5 năm trước, hai tháng nay u to nhanh, loét gây đau, bác sĩ chẩn đoán ung thư.

ThS.BS.CKII Đoàn Minh Trông, khoa Ngoại Vú – Đầu Mặt Cổ, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết u khoảng 1 cm, sần sùi, cứng, nghi ung thư, nguy cơ di căn hạch, cần phẫu thuật cắt u đồng thời nạo hạch cổ.

Êkíp cắt rộng 1 cm quanh u. Sau cắt, vùng lưỡi của người bệnh có khuyết hổng khoảng 3-4cm, chiếm 1/4 lưỡi nên không cần tái tạo, bác sĩ may khép vết thương. Ung thư lưỡi thường di căn đến hạch cổ, u kích thước cũng cần cắt u song song kiểm tra và nạo hạch cổ nhằm giảm nguy cơ tái phát, di căn.

Bác sĩ rạch da vùng cổ, kiểm tra hạch cổ, ghi nhận vài khối có kích thước 0,5-2 cm, cứng chắc, di động, bám vào các dây thần kinh chi phối vận động và cảm giác của cơ thể khiến cuộc phẫu thuật gặp khó. Tiếp đến, bác sĩ tách, bảo tồn các dây thần kinh, cắt các hạch di căn và tuyến dưới hàm phải.





U lành ở lưỡi hóa ác tính sau 5 năm

Bác sĩ Trông phẫu thuật cắt ung lưỡi cho bà Dung. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Sau phẫu thuật, bà Dung nói chuyện được, ăn cháo loãng, không đau. Người bệnh dùng thức ăn mềm, súc miệng với nước muối sinh lý, rơ lưỡi mỗi ngày ba lần đến khi vết thương lành lặn, tránh nhiễm trùng, bung vết mổ. Kết quả giải phẫu bệnh cho thấy bà Dung bị ung thư lưỡi, giai đoạn hai, mặt cắt xung quanh u không còn tế bào ác tính, đã cắt các và dự phòng di căn nên không cần xạ trị sau mổ.

thuộc nhóm ung thư hốc miệng và vòm họng, là tình trạng tế bào phân chia và phát triển không kiểm soát. Chưa rõ nguyên nhân gây ung thư lưỡi, nhưng người thường hút thuốc lá, uống rượu bia, vệ sinh răng miệng kém, tiếp xúc với virus HPV… có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.

Theo bác sĩ Trông, bệnh ở giai đoạn sớm có tiên lượng điều trị khá cao. Cụ thể, ở giai đoạn 0-1, người bệnh được điều trị kịp thời, đúng cách, có tỷ lệ sống sau 5 năm đến 84%. Ở giai đoạn hai, tỷ lệ sống sau 5 năm là 70%. Ở giai đoạn đã di căn đến phổi, xương… tỷ lệ sống sau 5 năm còn 41%.

Bác sĩ Trông khuyên người bệnh khi phát hiện lưỡi có u dù nhỏ như hạt sạn, cứng, vết loét, vết sần sùi không lành sau 1-2 tuần, nên đi khám chuyên khoa Ngoại Vú – Đầu Mặt Cổ để tìm nguyên nhân và điều trị. Vết loét kéo dài, tổn thương hoại tử khiến hơi thở có mùi hôi nặng, có thể lẫn máu trong nước bọt.

Thường xuyên khám sức khỏe, tầm soát ung thư định kỳ giúp phát hiện sớm bất thường, xử trí phù hợp, nâng cao tỷ lệ sống và chất lượng cuộc sống. Mỗi người nên hạn chế uống rượu bia, hút thuốc, vệ sinh răng miệng mỗi ngày để phòng ung thư lưỡi.

Nguyễn Trăm

*Tên người bệnh đã được thay đổi

Độc giả gửi câu hỏi về bệnh ung thư để bác sĩ giải đáp