Tập đoàn Trung Quốc trở thành cổ đông lớn nhất của Imexpharm

Tập đoàn Trung Quốc trở thành cổ đông lớn nhất của Imexpharm

bởi

trong

Livzon Pharmaceutical Group đã mua lại gần 65% vốn Imexpharm – “ông lớn” mảng thuốc kháng sinh – với giá hơn 5.700 tỷ đồng từ SK và hai cổ đông khác.

Livzon Pharmaceutical Group (Trung Quốc) vừa công bố đã mua lại 64,81% cổ phần của Công ty cổ phần Dược phẩm Imexpharm (IMP) vào hôm 22/5. Giá chuyển nhượng là hơn 5.730 tỷ đồng (tương đương hơn 219,1 triệu USD). Theo đó, mỗi IMP được bán với giá 57.400 đồng, cao hơn 13,4% so với mức đóng cửa phiên hôm qua.

Như vậy, Imexpharm đang được định giá khoảng 8.842 tỷ đồng (tương đương hơn 338,1 triệu USD).

Sau giao dịch, Livzon Pharmaceutical Group trở thành cổ đông lớn nhất của Imexpharm. Theo sau là Tổng công ty Dược Việt Nam (Vinapharm – DVN) với tỷ lệ sở hữu 22,04%.

Livzon Pharmaceutical cho biết cơ sở xác định giá trị giao dịch dựa trên vốn hóa trung bình trong 30 phiên gần nhất của IMP, đạt khoảng 269 triệu USD. Ngoài ra, tập đoàn dược phẩm này còn căn cứ vào việc phí kiểm soát (control premium) trung bình trên thị trường khoảng 42% so với giá đóng cửa bình quân một tháng qua. Phí kiểm soát là khoản chênh lệch khi mua lại để nắm quyền kiểm soát một công ty. Giá mua lại còn được tính toán để cao hơn 38,4% so với mức bình quân gia quyền theo khối lượng (VWAP).

Sau giao dịch, Imexpharm sẽ trở thành công ty con của họ và kết quả kinh doanh được hợp nhất vào báo cáo tài chính. Thương vụ này đặt nền tảng cho chiến lược quốc tế hóa dài hạn và phát triển bền vững trong ngành dược của Livzon Pharmaceutical.





Tập đoàn Trung Quốc trở thành cổ đông lớn nhất của Imexpharm

Nhân viên đang làm việc trong phòng thí nghiệm của Imexpharm. Ảnh: IMP

Livzon Pharmaceutical Group thành lập năm 1985, trụ sở tại Trung Quốc. Họ là một tập đoàn dược phẩm lớn chuyên nghiên cứu, phát triển, sản xuất và kinh doanh thuốc tân dược, dược phẩm sinh học, thuốc đông y, nguyên liệu và thiết bị chẩn đoán. Mạng lưới hoạt động của họ rộng khắp trong nước và hơn 30 quốc gia như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc hay khu vực Đông Nam Á.

Năm 2021, doanh thu đạt gần 1,9 tỷ USD, lợi nhuận ròng khoảng 278 triệu USD. Họ dành 237 triệu USD đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển (R&D).

Tập đoàn này cho biết bên bán cổ phần Imexpharm cho họ gồm SK Investment (thuộc SK Group), Công ty cổ phần Đầu tư Bình Minh và Công ty cổ phần Đầu tư KBA. Tất cả đều bán toàn bộ cổ phần vốn đang nắm ở IMP, trong đó SK là cổ đông thu được nhiều nhất, với 4.216 tỷ đồng.

Cuối năm trước, truyền thông đưa tin đang xem xét bán 65% vốn tại Imexpharm. Tập đoàn Hàn Quốc được cho là đã liên hệ với các công ty dược phẩm và quỹ chuyên đầu tư vốn cổ phần tư nhân để khảo sát về sự quan tâm với phần chuyển nhượng trên.

Tại phiên họp thường niên cuối tháng 4, ông Sung Min Woo, Chủ tịch Hội đồng quản trị IMP, nói SK đang tiến hành đánh giá và cân nhắc các quyết định mang tính chiến lược nhằm cơ cấu lại danh mục đầu tư kinh doanh trên toàn cầu, trong đó có thị trường Việt Nam. Việc thay đổi sở hữu tại Imexpharm, là một động thái trong số đó.

Tuy nhiên thời điểm đó, đại diện SK nói việc cơ cấu lại danh mục không nhất thiết dẫn tới việc IMP. Họ hứa tiếp tục đồng hành cùng Imexpharm với tư cách là cổ đông lớn nhất và cam kết điều hành doanh nghiệp hiệu quả.

Imexpharm là đối tác sản xuất của các công ty dược phẩm lớn như Sandoz Group AG, Pharmascience Inc (Canada) và Sanofi SA. Doanh nghiệp này đứng đầu về sản xuất và phân phối thuốc kháng sinh, chiếm 10% thị phần cả nước năm 2024.

SK Group ban đầu mua gần 25% vốn IMP thông qua công ty con SK Investment Vina III vào năm 2020 với số tiền không được tiết lộ. Tỷ lệ nắm giữ của họ tăng lên khoảng 47,69% vào năm ngoái.

Trên thị trường , cổ phiếu của Imexpharm đóng cửa phiên 22/5 ở 50.600 đồng một đơn vị, tăng hơn 7,65% so với đầu năm. Hồi tháng 9 năm trước, mã này từng đạt kỷ lục 97.000 đồng. Đây cũng là thời điểm thị trường bắt đầu xuất hiện đồn đoán về việc SK thoái vốn.

Năm nay, Imexpharm đặt kế hoạch doanh thu 2.649 tỷ đồng, tăng 20% và lợi nhuận trước thuế khoảng 493,5 tỷ đồng, tăng trưởng 22%. Nếu thành công, đây sẽ là mức lãi kỷ lục trong lịch sử hoạt động và lần thứ 4 liên tiếp họ lập đỉnh về lợi nhuận.

Tất Đạt