Ngôi chùa kỳ bí dưới chân Ngũ Hành Sơn nơi tôn trí xá lợi Phật

Ngôi chùa kỳ bí dưới chân Ngũ Hành Sơn nơi tôn trí xá lợi Phật

bởi

trong

Từ ngày 30.5 đến 2.6.2025, tại chùa Quán Thế Âm (Q.Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng) sẽ là nơi tôn trí xá lợi Phật tại miền Trung, đây là sự kiện trọng đại trong khuôn khổ đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, đánh dấu lần đầu tiên xá lợi Phật được cung rước và tôn trí tại nhiều địa phương Việt Nam. Trong đó, TP.Đà Nẵng là một trong 5 tỉnh, thành phố được bổ sung nhờ nguyện vọng chiêm bái từ đông đảo Phật tử và người dân.

Ngôi chùa kỳ bí dưới chân Ngũ Hành Sơn nơi tôn trí xá lợi Phật

Tựa lưng vào ngọn Thái Sơn, mặt hướng ra dòng sông Cổ Cò thơ mộng, chùa Quán Thế Âm tạo nên một khung cảnh đậm chất thiền như bức tranh tâm linh giữa lòng Đà Nẵng. Xá lợi Phật sẽ được cung thỉnh để người dân, du khách chiêm bái từ ngày 30.5 – 2.6

ẢNH: LỰC HUỲNH

Ngôi chùa kỳ bí dưới chân Ngũ Hành Sơn nơi tôn trí xá lợi Phật- Ảnh 2.

Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.Đà Nẵng đang thảo luận thành lập ban tổ chức và các tiểu ban phục vụ việc cung đón xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ sân bay về tôn trí tại chùa Quán Thế Âm

ẢNH: HUY ĐẠT

Thượng tọa Thích Thông Đạo, Ủy viên Hội đồng trị sự, Phó trưởng ban thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.Đà Nẵng cho biết việc được cung nghinh xá lợi Phật trong thời gian trùng với khai mạc Lễ hội pháo hoa quốc tế là một cơ duyên đặc biệt, tạo điều kiện để đông đảo du khách, Phật tử về chiêm bái, đồng thời kết hợp du lịch và khám phá văn hóa thành phố bên sông Hàn.

Ngôi chùa kỳ bí dưới chân Ngũ Hành Sơn nơi tôn trí xá lợi Phật- Ảnh 3.

Chánh điện uy nghiêm của chùa Quán Thế Âm được chọn làm nơi tôn trí xá lợi Phật, thể hiện sự tôn kính và trang nghiêm trong nghi lễ Phật giáo

ẢNH: HUY ĐAT

Ngày 22.5, ghi nhận của PV Thanh Niên tại chùa Quán Thế Âm cho thấy, các Phật tử đang khẩn trương kéo dài hệ thống cáp nối từ đỉnh núi Thái Sơn qua các ngọn núi lân cận để treo phướn theo nghi thức Phật giáo, nhằm thông báo lễ hội sắp diễn ra. Bên trong chánh điện, đông đảo Phật tử có mặt để quét dọn, lau chùi khu vực trang nghiêm, sẵn sàng cung thỉnh xá lợi Phật vào vị trí tôn kính.

Ngôi chùa kỳ bí dưới chân Ngũ Hành Sơn nơi tôn trí xá lợi Phật- Ảnh 4.

Trước cổng chùa Quán Thế Âm, các Phật tử khẩn trương treo phướn theo nghi thức Phật giáo, nhằm thông báo lễ hội sắp diễn ra. Không khí chuẩn bị trở nên rộn ràng, trang nghiêm của ngôi chùa lớn nằm dưới chân núi Thái Sơn, bên dòng sông Cổ Cò thanh bình

ẢNH: HUY ĐẠT

“Được chiêm bái xá lợi Phật ngay tại Đà Nẵng là một duyên lành lớn. Phật tử chúng tôi không chỉ đến để chiêm bái, mà còn nguyện góp chút công sức, phục vụ bà con, du khách thập phương như một cách thể hiện lòng thành và công đức dâng lên Đức Phật”, bà Trần Thị Hà (Phật tử chùa Nam Sơn, H.Hòa Vang) chia sẻ.

Ngôi chùa kỳ bí dưới chân Ngũ Hành Sơn nơi tôn trí xá lợi Phật- Ảnh 5.

Lối dẫn lên chánh điện chùa Quán Thế Âm nổi bật với hai linh vật rồng uốn lượn đầy uy nghi, tạo ấn tượng mạnh cho Phật tử, du khách ngay từ những bước chân đầu tiên

ẢNH: HUY ĐẠT

Ngôi chùa kỳ bí dưới chân Ngũ Hành Sơn nơi tôn trí xá lợi Phật- Ảnh 6.

Không gian cây xanh tại chùa Quán Thế Âm, dưới chân núi Thái Sơn, mang lại cảm giác thanh tịnh và gần gũi với thiên nhiên

ẢNH: HUY ĐẠT

Nằm dưới chân núi Kim Sơn, một trong năm ngọn núi thiêng thuộc quần thể Ngũ Hành Sơn, chùa Quán Thế Âm nơi tôn trí xá lợi Phật là điểm đến tâm linh lâu đời và nổi tiếng tại miền Trung. Thành lập từ năm 1957, chùa từng bước trở thành nơi lưu giữ, lan tỏa giá trị văn hóa Phật giáo và gắn bó mật thiết với đời sống người dân địa phương.

Ngôi chùa kỳ bí dưới chân Ngũ Hành Sơn nơi tôn trí xá lợi Phật- Ảnh 7.

Nếu đến chùa Quán Thế Âm vào dịp tháng 2 âm lịch, du khách sẽ được hòa mình trong Lễ hội Quán Thế Âm. Lễ hội này từ năm 2000 đã nằm trong 15 lễ hội lớn cấp quốc gia, và chính thức được Bộ VH-TT-DL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2021

ẢNH: HUY ĐAT

Ngôi chùa kỳ bí dưới chân Ngũ Hành Sơn nơi tôn trí xá lợi Phật- Ảnh 8.

Lễ hội gồm nhiều nghi lễ tâm linh như: Lễ Vía Đức Bồ Tát Quán Thế Âm, Lễ tưởng niệm Huyền Trân Công Chúa, Lễ tế Xuân, kèm theo các hoạt động văn hóa đặc sắc như thi điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước, trình diễn nghệ thuật dân gian, trưng bày thư pháp, thiền trà…

ẢNH: HUY ĐẠT

Chùa Quán Thế Âm không chỉ nổi bật với kiến trúc thanh tịnh, cảnh sắc nên thơ, mà còn sở hữu bộ 16 bức tranh sứ thủy mặc độc bản đính trên tường 4 ngôi tháp lớn: Phước Huệ, Thái Hòa, Thành Tựu và Viên Mãn.

Bộ tranh được chế tác công phu suốt 2 năm bởi các nghệ nhân làng gốm Bát Tràng, mỗi bức khắc họa một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam, kèm theo những bài thơ được lắp ghép từ mảnh sứ đầy màu sắc.

Năm 2023, bộ tranh này đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là “Bộ tranh sứ gắn tường độc bản lớn nhất”. Đây không chỉ là niềm tự hào của nhà chùa, mà còn là điểm nhấn để du khách chiêm ngưỡng giá trị văn hóa – mỹ thuật trong không gian thiền môn tĩnh lặng.

Ngôi chùa kỳ bí dưới chân Ngũ Hành Sơn nơi tôn trí xá lợi Phật- Ảnh 9.
Ngôi chùa kỳ bí dưới chân Ngũ Hành Sơn nơi tôn trí xá lợi Phật- Ảnh 10.
Ngôi chùa kỳ bí dưới chân Ngũ Hành Sơn nơi tôn trí xá lợi Phật- Ảnh 11.
Ngôi chùa kỳ bí dưới chân Ngũ Hành Sơn nơi tôn trí xá lợi Phật- Ảnh 12.

Chùa Quán Thế Âm hiện sở hữu “Bộ tranh sứ gắn tường độc bản lớn nhất”

ẢNH: HUY ĐẠT

Chùa Quán Thế Âm nằm tại 48 đường Sư Vạn Hạnh (P.Hòa Hải, Q.Ngũ Hành Sơn) chỉ cách trung tâm TP.Đà Nẵng khoảng 9 km và cách phố cổ Hội An 25 km.

Từ trung tâm Đà Nẵng: đi theo tuyến Võ Nguyên Giáp – Trường Sa – Lê Văn Hiến, sau đó rẽ vào Sư Vạn Hạnh, tổng thời gian di chuyển khoảng 15 phút bằng taxi, xe máy hoặc ô tô.

Từ Hội An: theo đường biển Trần Hưng Đạo nối Nguyễn Giáp – Trường Sa, chỉ mất khoảng 35 – 40 phút.

Trên hành trình, du khách có thể ghé thăm các điểm gần kề như: Ngũ Hành Sơn, làng đá mỹ nghệ Non Nước, bãi biển Mỹ Khê, hoặc khám phá các quán ăn địa phương nổi tiếng với mì Quảng, bánh xèo, bún mắm…

Sau chuyến chiêm bái thanh tịnh tại chùa, du khách có thể quay về trung tâm thành phố để hòa mình trong đêm hội pháo hoa sôi động. Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF 2025) sẽ chính thức khai mạc tối 31.5 tại khu vực bờ tây sông Hàn, hứa hẹn những màn trình diễn mãn nhãn từ các đội thi đến từ Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc, Ý…

Năm nay, DIFF mang chủ đề “Tỏa sáng di sản – Lung linh sông Hàn”, với kỳ vọng đưa Đà Nẵng trở thành điểm đến lễ hội hàng đầu châu Á. Du khách sẽ được chiêm ngưỡng pháo hoa trên nền nhạc, ánh sáng, sân khấu quy mô “khủng”.