
Giải quyết tình trạng thiếu trạm sạc thế nào, xử lý sao hàng trăm ngàn xe xăng đang lưu hành, có chính sách hỗ trợ gì cho việc chuyển đổi…?
Có một số vấn đề cần làm rõ trước khi thực hiện chuyển đổi 80% xe máy công nghệ sang xe điện:
Thứ nhất, hạ tầng trạm sạc đã đảm bảo chưa? Bao gồm: thời gian chờ sạc, số lượng trạm sạc và cả nguy cơ khi người dân tự sạc điện ở nhà…
Thứ hai, nếu tài xế chỉ chạy xe công nghệ partime thì sao? Và xe điện hiện hành có đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người dân (chạy khu vực thường ngập nước, xe chở hàng, chở hai người lớn và một trẻ nhỏ, lưu hành liên tỉnh ở khoản cách xa khi pin còn thấp…)?
Thứ ba, làm gì với hàng trăm ngàn xe xăng đang lưu hành sau khi chuyển đổi sang xe điện. Ai sẽ thu mua lại? Giá thu mua là bao nhiêu cho hợp lý? Và mua xong sẽ làm gì với chúng?
Thứ tư, kinh phí ban đầu để đầu tư sẽ do ai bỏ ra? Chính sách hỗ trợ người dân chuyển từ xe chạy xăng sang xe điện (nếu có) sẽ thế nào?
Thứ năm, các hãng xe điện có cam kết gì trong việc xử lý pin điện sau khi hết thời hạn sử dụng để giải quyết bài toán ô nhiễm môi trường không?
Tóm lại, theo tôi, chúng ta nên bắt đầu thử nghiệm việc chuyển đổi này từ các thành phố du lịch trước vì một số lý do như: số lượng xe ít, thành phố nhỏ và còn đất để phát triển trạm sạc… Sau khi thành công mới nên mở rộng ra tại các thành phố lớn”.
Đó là câu hỏi của độc giả về kế hoạch tổng thể , khoảng 400.000 chiếc, sang phương tiện chạy điện của TP HCM. Theo đại diện Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM, trong hai năm đầu, 80% tài xế xe máy công nghệ có thể chuyển đổi sang xe điện nếu có cơ chế hỗ trợ về tài chính, miễn lệ phí trước bạ, thuế VAT, theo chuyên gia Viện Nghiên cứu phát triển thành phố.
>>
Cùng chung thắc mắc, bạn đọc chỉ ra những thách thức của dự án: “Trước khi chuyển đổi, chúng ta phải xem xét thật kỹ và tìm giải pháp cho vấn đề sau: số lượng xe chạy xăng cũ hiện hữu đang là 400.000 chiếc. Nếu chuyển đổi 100% thì TP HCM sẽ tăng thêm 400.000 phương tiện. Nếu không thì các xe này cũng chuyển về tỉnh, ảnh hưởng môi trường của Việt Nam. Vậy phải xử lý thế nào?
Theo tôi, có một số giải pháp sau:
Thứ nhất, giới hạn thời gian sử dụng xe.
Thứ hai, tính thuế môi trường, thuế xe cao.
Thứ ba, giá xe điện phải hợp lý.
Thứ tư, bổ sung thêm các phương tiện công cộng hỗ trợ.
Thứ năm, với 400.000 xe điện này, việc bố trí trạm sạc cùng một lúc vào khung giờ cao điểm (chiều tối) sẽ như thế nào?”.
Thừa nhận những thách thức khi chuyển đổi xe máy công nghệ sang xe điện, nhưng độc giả vẫn ủng hộ: “Việc chuyển đổi này dù không dễ nhưng lợi ích mang lại cho xã hội và cả mỗi người dân đều rất lớn. Thế nên, tôi cho rằng rất đáng để làm đến cùng. Với xã hội, đó là câu chuyện về môi trường, giảm thiểu ô nhiễm, giảm thiểu chi phí khắc phục hậu quả ô nhiễm. Với mỗi người, đó là lợi ích cho sức khỏe, giảm nguy cơ bệnh tật và giảm chi phí điều trị bệnh. Bản thân những người chạy xe công nghệ, dùng xe điện cũng sẽ tối ưu chi phí và mang lại lợi nhuận lớn hơn so với dùng xe xăng”.
Để xanh hóa giao thông, TP HCM cũng đang xây dựng , dự kiến trình trong quý IV, tập trung vào chính sách ưu đãi và lộ trình chuyển đổi cho các loại phương tiện như taxi, xe công nghệ, ôtô khách và xe thuộc cơ quan công, doanh nghiệp.
Đề án này cũng dự kiến đề xuất chính sách thu mua, đổi xe cũ sang xe điện, hạn chế phương tiện dùng nhiên liệu hóa thạch tại trung tâm và huyện Cần Giờ… nhằm kiểm soát khí thải đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Sở Xây dựng đang đánh giá tác động và điều kiện thực hiện nhằm đảm bảo khả thi sau khi TP HCM mới hình thành, gồm Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu.
Việt Thành tổng hợp