Phường Thủ Đức và 11 phường mới: Những địa danh gắn bó với người dân TP.HCM

Phường Thủ Đức và 11 phường mới: Những địa danh gắn bó với người dân TP.HCM

bởi

trong

Từ ngày 1.7, khu vực TP.Thủ Đức cũ ngoài phường Thủ Đức còn có 11 phường mới lần lượt có tên là: Hiệp Bình, Tam Bình, Linh Xuân, Long Bình, Tăng Nhơn Phú, Phước Long, Long Phước, Long Trường, An Khánh, Bình Trưng và Cát Lái. Cùng PV Thanh Niên dạo quanh một vòng những điểm đến mang tính biểu tượng gắn với tên gọi phường mới ở vùng đất này.

Phường Thủ Đức và 11 phường mới có gì?

Không có nhiều tòa nhà cao tầng, công trình hiện đại như giữa trung tâm TP.HCM sôi động, phường Thủ Đức và 11 phường khác thuộc khu vực TP.Thủ Đức cũ có những điểm đến gắn liền với văn hóa, lịch sử, tâm linh rất đặc biệt. Vùng đất này có Bảo tàng Áo dài nằm trên một cù lao nhỏ, có đền tưởng niệm Vua Hùng lớn nhất khu vực Nam bộ nằm trên đồi và những ngôi chùa có kiến trúc đặc biệt… 

Phường Thủ Đức và 11 phường mới: Những địa danh gắn bó với người dân TP.HCM

Tại phường Thủ Đức mới, được sáp nhập sáp nhập từ phường Bình Thọ, Linh Chiểu, Trường Thọ, một phần Linh Tây và phần còn lại của Linh Đông của TP.Thủ Đức cũ, rộng 8,8 km² dân số hơn 120.000 người có ngôi chùa mang tên Nam Thiên Nhất Trụ – chùa Một Cột. Chùa được xây dựng năm 1958 bởi hòa thượng Thích Trí Dũng, tọa lạc trên đường Đặng Văn Bi

Ảnh: Phan Diệp

Phường Thủ Đức và 11 phường mới: Những địa danh gắn bó với người dân TP.HCM- Ảnh 2.
Phường Thủ Đức và 11 phường mới: Những địa danh gắn bó với người dân TP.HCM- Ảnh 3.

Ngôi chùa nhỏ giữa hồ nước với hình dáng tựa như chùa Một Cột ở Hà Nội, có thời nhà Lý thế kỉ XI. Khuôn viên chùa rộng 1 ha, nhiều cây xanh là điểm đến tham quan, cúng bái

Ảnh: Phan Diệp

Ngày đầu vận hành chính quyền địa phương hai cấp TP.HCM: Người dân phấn khởi, cán bộ sẵn sàng

Phường Thủ Đức và 11 phường mới: Những địa danh gắn bó với người dân TP.HCM- Ảnh 4.

Khu đền tưởng niệm các vua Hùng thuộc Công viên Lịch sử Văn hóa dân tộc, rộng hơn 400 ha thuộc phường Long Bình mới, cách trung tâm TP.HCM khoảng 30 km. Phường mới được sáp nhập từ phường Long Bình và một phần phường Long Thạnh Mỹ rộng hơn 29,4 km², dân số hơn 100.000 người

Ảnh: Phan Diệp

Phường Thủ Đức và 11 phường mới: Những địa danh gắn bó với người dân TP.HCM- Ảnh 5.

Đền được xây dựng trên một quả đồi, lối dẫn vào có hàng tre ôm theo triền dốc, là đền tưởng nhớ Vua Hùng lớn nhất Nam bộ

Ảnh: Phan Diệp

Phường Thủ Đức và 11 phường mới: Những địa danh gắn bó với người dân TP.HCM- Ảnh 6.

Cũng nằm trong khuôn viên Công viên Lịch sử Văn hóa dân tộc, thiền viện Tổ đình Bửu Long (chùa Bửu Long) mang đậm dấu ấn Phật giáo nguyên thủy

Ảnh: Phan Diệp

Phường Thủ Đức và 11 phường mới: Những địa danh gắn bó với người dân TP.HCM- Ảnh 7.

Ngôi chùa là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng với kiến trúc gợi nhớ quần thể Angkor Wat

Ảnh: Phan Diệp

Phường Thủ Đức và 11 phường mới: Những địa danh gắn bó với người dân TP.HCM- Ảnh 8.

Cách chùa Bửu Long khoảng 10 km, Bảo tàng Áo dài ở phường Long Phước mới được sáp nhập từ phường Long Phước và phường Trường Thạnh, rộng 34,3 km², dân số gần 47.000 người

Phường Thủ Đức và 11 phường mới: Những địa danh gắn bó với người dân TP.HCM- Ảnh 9.

Bảo tàng Áo dài rộng khoảng 20.000 m² nằm giữa cù lao Long Phước là điểm đến nổi tiếng. Dù cách trung tâm thành phố đến hơn 20 km nhưng các dịp lễ tết, mỗi ngày có cả ngàn người đến đây chụp ảnh với trang phục áo dài truyền thống

Ảnh: Phan Diệp.

Phường Thủ Đức và 11 phường mới: Những địa danh gắn bó với người dân TP.HCM- Ảnh 10.

Xóm đạo nổi tiếng ở phường Tam Bình mới, sáp nhập từ phường Bình Chiểu, Tam Bình và Tam Phú rộng 10,7 km², dân số hơn 146.000 người

Ảnh: Phan Diệp

Phường Thủ Đức và 11 phường mới: Những địa danh gắn bó với người dân TP.HCM- Ảnh 11.

Phường Tam Bình mới có các giáo xứ như Tam Hà, Tam Hải, Châu Bình… mỗi mùa Giáng sinh rực rỡ ánh đèn

Ảnh: Phan Diệp

Phường Thủ Đức và 11 phường mới: Những địa danh gắn bó với người dân TP.HCM- Ảnh 12.

Làng đại học là mảnh đất gợi nhớ ký ức thanh xuân của nhiều thế hệ sinh viên. Làng đại học trước đây thuộc phường Linh Trung, nay sáp nhập vào phường Linh Xuân và phần còn lại của Linh Tây thành phường Linh Xuân mới, rộng 12,3 km², dân số hơn 153.000 người

Ảnh: Phan Diệp

Dấu ấn 4 năm của TP.Thủ Đức cũ

Ngoài thiên nhiên và những công trình tồn tại hàng chục năm mang tính biểu tượng. Hơn 4 năm hình thành và phát triển, TP.Thủ Đức cũng xuất hiện một số công trình phục vụ người dân phải kể tên như cầu Thủ Thiêm 2, Công viên bờ sông Sài Gòn, Đường sách TP.Thủ Đức…

Công viên bờ sông Sài Gòn trước đây từng là vùng đất hoang cỏ mọc um tùm, giờ đã mang màu sắc tươi mới, trở thành nơi tổ chức nhiều sự kiện lớn của TP.HCM. Vườn hoa hướng dương nơi đây là điểm đến tham quan, thư giãn hàng ngày của người dân.

Phường Thủ Đức và 11 phường mới: Những địa danh gắn bó với người dân TP.HCM- Ảnh 13.

Tại phường An Khánh mới được sáp nhập phường An Khánh, An Lợi Đông, Thảo Điền, Thủ Thiêm và một phần phường An Phú rộng hơn 15,3 km², dân số hơn 73.000 người, Công viên bờ sông Sài Gòn có “view chụp ảnh triệu đô” hướng về trung tâm TP.HCM

Ảnh: Phan Diệp

Phường Thủ Đức và 11 phường mới: Những địa danh gắn bó với người dân TP.HCM- Ảnh 14.

Công viên bờ sông Sài Gòn khánh thành ngày 23.12.2023, nơi đây có đình thần An Khánh, nhà thờ Thủ Thiêm, Dòng mến thánh giá Thủ Thiêm

Ảnh: Phan Diệp

Phường Thủ Đức và 11 phường mới: Những địa danh gắn bó với người dân TP.HCM- Ảnh 15.

TP.Thủ Đức cũ đã chọn hướng dương làm loài hoa biểu tượng của thành phố với ý nghĩa tượng trưng cho sự phát triển không ngừng, luôn hướng về phía trước. Công viên bờ sông Sài Gòn còn được biết đến với tên gọi Công viên hoa hướng dương, thu hút du khách

Ảnh: Phan Diệp

Phường Thủ Đức và 11 phường mới: Những địa danh gắn bó với người dân TP.HCM- Ảnh 16.

Khu vực này còn có công trình Đường sách TP.Thủ Đức, hoạt động từ ngày 22.12.2023. Đường sách tọa lạc ở phường Tăng Nhơn Phú mới, sáp nhập từ phường Hiệp Phú, Tân Phú, Tăng Nhơn Phú A và Tăng Nhơn Phú B rộng hơn 16,5 km², dân số hơn 181.000 người

Ảnh: Phan Diệp

Phường Thủ Đức và 11 phường mới: Những địa danh gắn bó với người dân TP.HCM- Ảnh 17.

Nơi đây đã trở thành điểm đến về văn hóa của người dân TP.Thủ Đức thời gian qua

Ảnh: Phan Diệp