Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Nhiều bệnh mạn tính được kê đơn thuốc trên 30 ngày; Những thói quen sau 17 giờ có thể âm thầm gây đột quỵ; Thời điểm nào tập yoga tốt nhất cho cơ thể?…
Những thay đổi trong lối sống giúp thận khỏe lâu dài
Thận là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể. Không chỉ đóng vai trò lọc máu, loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa, thận còn góp phần duy trì sự cân bằng tổng thể cho cơ thể.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, có khoảng 35,5 triệu người ở Mỹ mắc bệnh thận mạn tính. Dù nhiều thói quen xấu có thể làm tổn thương thận theo thời gian, nhưng một vài thay đổi nhỏ trong lối sống lại có thể cải thiện rõ rệt sức khỏe thận.
Dưới đây là những thay đổi đơn giản bạn có thể áp dụng vào sinh hoạt hằng ngày để chăm sóc thận tốt hơn.

Việc uống đủ nước còn giúp làm giảm nguy cơ hình thành sỏi thận
Uống đủ nước giảm nguy cơ hình thành sỏi thận. Nước giúp thận đào thải muối natri, độc tố và các chất thải khác ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu. Đồng thời, việc uống đủ nước còn giúp làm giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.
Mỗi ngày, cơ thể cần được cung cấp khoảng 1,5 đến 2 lít nước. Vào mùa hè hoặc khi hoạt động thể lực nhiều, lượng nước cần uống nên được tăng thêm. Khi cơ thể đủ nước, thận sẽ làm việc hiệu quả hơn và ít bị tổn thương hơn.
Ăn uống lành mạnh. Chế độ ăn có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thận. Theo khuyến nghị, những loại trái cây như táo, việt quất, cam, chanh, cherry, lựu và dâu tây rất có lợi cho thận.
Các loại rau như bơ, đậu, bông cải xanh, các loại rau lá xanh, củ quả và các loại hạt như hạt chia, hạt lanh cũng được xem là lựa chọn tốt cho người muốn bảo vệ thận.
Việc kiểm soát lượng muối, đường và các chất có hại trong khẩu phần ăn sẽ giúp giảm gánh nặng cho thận, từ đó ngăn ngừa nguy cơ suy thận. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 4.7.
Thời điểm nào tập yoga tốt nhất cho cơ thể?
Yoga không chỉ là hình thức tập luyện thể chất mà còn là một phương pháp chăm sóc sức khỏe tâm trí. Một vấn đề đặt ra là để đạt hiệu quả tối ưu thì nên tập yoga vào buổi sáng hay buổi tối.
Trên thực tế, không có câu trả lời áp dụng cho mọi trường hợp. Điều này là vì cả 2 thời điểm trên đều mang lại những lợi thế riêng, tùy thuộc vào mục tiêu, lịch trình và nhịp sinh học cá nhân.

Tập yoga vào buổi sáng hay buổi tối đều tốt cho sức khỏe
Lợi ích của yoga buổi sáng. Tập yoga buổi sáng có tác dụng kích thích cơ thể nhẹ nhàng, tăng tuần hoàn máu và cung cấp ô xy cho các cơ quan nội tạng. Hoạt động thể chất vào buổi sáng giúp thúc đẩy trao đổi chất và cải thiện mức năng lượng trong suốt cả ngày.
Các động tác yoga làm giãn cơ sau một đêm ngủ dài, đồng thời kích thích hệ bạch huyết, hỗ trợ thải độc tố. Ngoài ra, tập yoga buổi sáng sẽ ít gây xáo trộn lịch trình trong ngày, nhờ đó giúp người tập dễ duy trì thành thói quen hơn.
Các chuyên gia cho biết kết hợp yoga, thiền và hít thở sâu vào buổi sáng cũng giúp cải thiện sự tập trung, nâng cao khả năng nhận thức trong suốt cả ngày. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 4.7.
Những thói quen sau 17 giờ có thể âm thầm gây đột quỵ
Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm có thể xảy ra bất ngờ và để lại hậu quả nghiêm trọng.
Nhiều người vẫn nghĩ chỉ những gì xảy ra trong ngày mới ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng những thói quen buổi tối cũng đóng vai trò quan trọng. Chính những thói quen nhỏ, đều đặn mỗi ngày có thể tạo ra tác động lớn trong việc giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính, bao gồm tim mạch và đột quỵ.
Dưới đây là những điều cần tránh sau 17 giờ để giảm nguy cơ đột quỵ, theo bà Kelsey Kunik, chuyên gia dinh dưỡng làm việc tại Mỹ.

Việc ăn tối muộn có thể gây hại cho sức khỏe tim mạch và não bộ
Ăn tối muộn. Việc ăn tối muộn có thể trở thành thói quen nếu bạn bận rộn. Tuy nhiên, điều này lại gây hại cho sức khỏe tim mạch và não bộ.
Bà Michelle Routhenstein, chuyên gia dinh dưỡng làm việc tại Mỹ, cho biết: “Việc ăn tối muộn có thể làm rối loạn nhịp sinh học của cơ thể, ảnh hưởng tiêu cực đến huyết áp và quá trình chuyển hóa”.
Những người ăn bữa tối sau 21 giờ có nguy cơ đột quỵ cao hơn so với ăn sớm hơn. Tương tự, ăn sáng quá trễ cũng có tác động tiêu cực đến sức khỏe. Do đó, việc tạo thói quen ăn sáng và ăn tối sớm sẽ hỗ trợ nhịp sinh học và giảm nguy cơ đột quỵ.
Ít vận động có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Nếu bạn dành quá nhiều thời gian ngồi hoặc nằm vào buổi tối thì có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, kể cả với người trẻ tuổi.
Những người dưới 60 tuổi không hoạt động thể chất và dành hơn 8 tiếng mỗi ngày để xem tivi, dùng máy tính hoặc đọc sách có nguy cơ đột quỵ cao hơn gấp 3,5 lần so với người ít ngồi hơn.
Tuy nhiên, bạn chỉ cần hoạt động nhẹ cũng có lợi. Việc đi bộ 20 phút sau bữa tối có thể hỗ trợ tiêu hóa và kiểm soát đường huyết tốt hơn. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!