‘Phân làn hỗn hợp, ôtô sẽ tràn vào, dàn hàng năm, hàng sáu trên đường, và hệ quả là xe máy không thể di chuyển’.
“Có vẻ quy hoạch phân làn đường Phạm Văn Đồng đang có phần ưu ái cho ôtô hơn người đi xe máy. Cứ nhìn sang tuyến đường Võ Chí Công những ngày gần đây sẽ thấy tác hại của việc không tách riêng rẽ hẳn làn cho ôtô và xe máy. Sau phân làn, ôtô sẽ đi hết vào làn hỗn hợp, kể cả có dải phân cách cứng thì họ cũng dàn hàng năm, hàng sáu trên đường, và hệ quả là xe máy không thể di chuyển.
Ngoài ra, tuyến Phạm Văn Đồng vốn đã có ít nút giao, nay chỉ có ôtô được quay đầu ở hai làn trong cùng, xe máy sẽ phải đi thêm một, hai km mới đến điểm quay đầu khiến tình trạng giao thông ở các nút giao thường xuyên xảy ra ùn tắc vì các phương tiện đổ dồn về.
Tôi cho rằng, chừng nào chưa tách hẳn được làn ôtô và xe máy thì sẽ tình trạng ùn tắc sẽ không thể được giải quyết. Cuối cùng, xe máy vẫn khổ vì phải chen chúc với những người đi ôtô vô ý thức dàn hàng ngang trên đường. Bên cạnh đó, cũng cần phải nghiên cứu phương án mở thêm các điểm quay đầu trên tuyến Phạm Văn Đồng để giảm tải cho các nút giao hiện hữu”.
Đó là quan điểm của độc giả về phương án tổ chức (gần 4 km) từ ngày 4/7 nhằm đảm bảo an toàn, khắc phục tình trạng ùn tắc trên địa bàn. Cụ thể, hai làn đường sát dải phân cách giữa dành riêng cho ôtô. Các làn còn lại bên phía vỉa hè dành cho các phương tiện lưu thông hỗn hợp. Các làn đường dành riêng cho ôtô sẽ được phân cách với các làn hỗn hợp bằng dải phân cách cứng. Phương tiện sẽ chuyển hướng tại các nút giao và điểm quay đầu trên tuyến (quay xe dành riêng cho ôtô tại điểm mở dải phân cách đối diện ngõ 641; ngõ 521 Phạm Văn Đồng).
>>
Video mô phỏng hướng dẫn phương tiện lưu thông trên tuyến đường Phạm Văn Đồng. Nguồn:Sở Xây dựng Hà Nội
Cùng chung lo ngại về hiệu quả của phương án phân làn đường Phạm Văn Đồng khi không có làn riêng cho xe máy, bạn đọc đặt dấu hỏi: “Tại sao lại không có làn riêng cho xe máy vậy? Hiện nay, nhiều người lái ôtô nhưng ý thức rất kém, thường xuyên dàn hàng ngang, chiếm hết toàn bộ lòng đường, nhất là khi chờ đèn đỏ. Trong khi tốc độ vượt qua ngã ba, ngã tư khi đèn chuyển các giao lộ có đèn tín hiệu. Có khi đèn tín hiệu chuyển màu tới vài lần thì lượng xe máy mới băng qua giao lộ được do bị ôtô chắn đường”.
Nói về giải pháp điều chỉnh để việc phân làn phát huy hiệu quả tối đa, độc giả đề xuất: “Tuyến đường Phạm Văn Đồng hiện nay khá rộng, ít khi ùn tắc. Do vậy, tôi cho rằng nên phân riêng một làn cho xe hai bánh, tránh xung đột với ôtô, giúp các phương tiện di chuyển an toàn, thông suốt. Sau đó, nếu hiệu quả, thành phố có thể nhân rộng ra, làm làn riêng cho xe đạp… Làn dành cho xe máy chỉ cần rộng 3 m, làn cho xe đạp chỉ cần 1.5 m là đủ. Chứ nếu cứ để làn đường hỗn hợp thế này tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm cho người tham gia giao thông”.
“Hà Nội nên học tập cách phân làn xe của Đà Nẵng. Cụ thể, ôtô và xe máy đều có làn đi thẳng và rẽ trái, điều phối bằng nhịp đèn liên tiếp nhau. Đèn xanh rẽ trái thì cả làm trong và làn ngoài đều rẽ được mà không cần phải lách sang này rất hợp lý và hoàn toàn có thể nhân rộng tại các đô thị lớn”, bạn đọc nói thêm.
- Thách thức tách làn ôtô và xe máy trên quốc lộ
- Ôtô giành đường xe máy trên làn hỗn hợp
- ’20 phút không đi nổi 3 km vì ôtô chen hàng năm trên đường 3 làn’
- Hà Nội, TP HCM ùn tắc vì làn đường xe máy nhỏ
- Làn đường riêng cho xe đạp có giúp Hà Nội hết tắc đường?
- Một ôtô chen hàng, cả đoàn xe máy ‘chôn chân’