Chiếm vỉa hè: Cái sai phải bị xử lý

Chiếm vỉa hè: Cái sai phải bị xử lý

bởi

trong
Chiếm vỉa hè: Cái sai phải bị xử lý

Vỉa hè trên đường phố Hà Nội được người bán hàng tận dụng không còn khoảng trống cho người đi bộ – Ảnh: T.T.D.

Việc bán hàng rong cần tổ chức tại những địa điểm văn minh, lịch sự, được chính quyền địa phương quản lý. Không cấm bán mà vấn đề nằm ở chỗ bán ở đâu? Bán vào giờ nào?

Bài toán giải quyết nạn buôn bán lấn chiếm lòng lề đường cũng chưa tìm ra đáp án.

Chiếm vỉa hè quanh năm suốt tháng

Những nạn nhân tương tự cô gái kia không hiếm. Chẳng qua lần này có camera “chạy bằng cơm” ghi lại được bằng chứng. Nếu không thì người gây sự chắc sẽ sử dụng câu từ quen thuộc: “Đã làm gì đâu, đã nói gì đâu”.

Một số tuyến đường khu vực trung tâm của TP.HCM và Hà Nội, người dân cũng như du khách hiếm có cảm giác thong dong khi thả bộ dạo phố. Không ít hộ kinh doanh mặt tiền đường vẫn “sử dụng” không gian phía trước như “sân nhà”. Không bày bàn ghế, hàng hóa thì cũng dựng xe hai bánh, khách bộ hành chỉ còn cách mạo hiểm bước xuống lòng đường.

Những đoạn không kinh doanh buôn bán thì chậu cây cảnh to đặt trước cổng nhà, ghế đá cho chủ nhân ngồi uống trà tán gẫu, lướt điện thoại hoặc đánh cờ chiếm gần hết lối đi. Nhà mặt phố lại có ô tô cá nhân thì khỏi phải bàn. 

Ban ngày xe đậu trước cổng dưới lòng đường hoặc leo hẳn lên lề đường. Cá biệt có gia đình còn làm hẳn một “gara di động” với mái che lắp ráp hẳn hoi cho xế hộp, chiếm dụng quanh năm suốt tháng. Chiếm dụng lề đường buôn bán đã sai quy định, nghĩ vỉa hè là của mình và gây sự với người khác càng đáng lên án hơn.

Giải pháp nào khả thi?

Nhiều TP lớn đã và đang thí điểm cho thuê một phần diện tích vỉa hè, có thể tiếp tục nhân rộng. Tuy nhiên ở những tuyến đường, khu vực thuộc không gian chung cần trả lại vỉa hè cho cộng đồng theo đúng nghĩa.

Đường đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM) có từ hàng chục năm nay nhưng vẫn phải đau đầu vì tình trạng bán hàng rong chèo kéo khách. Từng có những vụ xô xát giữa người bán với người “không mua” (khách tham quan). 

Hình ảnh chung dễ bắt gặp ở vỉa hè nhiều nơi, việc lấn chiếm lòng lề đường vẫn diễn ra hằng ngày, dẹp rồi lại tái diễn lấn chiếm. Thấy bóng dáng của lực lượng kiểm tra xuất hiện, người bán hàng tự động giải tán, nhưng khi tổ công tác rời đi thì mọi việc vẫn như cũ.

Giải pháp căn cơ vẫn là vận động người bán hàng rong vào hoạt động có tổ chức. Chỉ nhắc nhở lần đầu, kiên quyết xử phạt khi tái phạm. Đây là cách tạo điều kiện cho người dân mưu sinh chính đáng và đảm bảo văn minh mỹ quan đô thị, an toàn giao thông, nhiệm vụ nan giải từ hàng chục năm nay. Dẫu vậy không có nghĩa là khó quá mà bỏ qua.

Việc này không khó hơn việc trị “ma men” lái xe. Chúng ta đã làm rất tốt việc kiểm tra, xử lý nồng độ cồn. Vì vậy chuyện chiếm dụng trái phép lòng lề đường lồ lộ giữa thanh thiên bạch nhật phải làm bằng được. Cũng nên áp dụng “phạt nguội” qua hình ảnh giống như xử lý vi phạm an toàn giao thông.

Vai trò của mỗi người dân cũng rất quan trọng. Bên cạnh ghi lại hình ảnh, thông tin vi phạm gửi đến cơ quan có thẩm quyền, cần tự giác mua hàng, ăn uống đúng nơi quy định.

Cái đúng đang phải nhường cho cái sai?!

Sự việc mâu thuẫn mới đây giữa người phụ nữ bán hàng và cô gái còn nói lên điều hết sức phi lý: cái đúng phải nhượng bộ cái sai nếu muốn được yên thân.

Người đi đường nhiều lúc phải nuốt “cục tức” vào bụng khi lòng đường đã hẹp, xe cộ chật ních lại còn phải dừng lại chờ người bán hàng rong kéo “rơ moóc” cồng kềnh, gắn sau xe máy qua khỏi mới di chuyển tiếp được.

Những hình thức chiếm dụng lòng lề đường bất hợp pháp khác cũng đang rất cần ngành chức năng ra tay mạnh hơn. Bến cóc, xe dù có giảm nhưng vẫn còn nhiều xe đón trả khách sai quy định, chiếm diện tích đáng kể trên mặt đường chật hẹp. Đó là chưa kể nhiều dịch vụ “ăn theo” nạn xe dù, bến cóc.