‘Rút tiền hộ’ qua mạng: Mất tiền, gánh nợ, khó đòi lại công bằng

‘Rút tiền hộ’ qua mạng: Mất tiền, gánh nợ, khó đòi lại công bằng

bởi

trong

Lan tràn chiêu dụ “rút tiền hộ” trên mạng

Trong thời gian gần đây, nhiều hội nhóm Facebook, Zalo, Telegram xuất hiện dày đặc các bài đăng rao “rút tiền từ hạn mức tín dụng” từ thẻ tín dụng hay hình thức thanh toán trả sau trên các ứng dụng tài chính hoặc ví điện tử liên kết ngân hàng.

Những lời mời như “rút 3 triệu nhận 2,7 triệu”, “giải ngân không cần gặp mặt”, “hỗ trợ công nhân, sinh viên gấp” đánh trúng tâm lý cần tiền nhanh của nhiều người, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế khó khăn.

Anh K. tài xế công nghệ tại TP.HCM kể: “Mình thấy bài rao nói có thể rút tiền, chỉ cần quét mã là được. Nhưng sau khi làm theo hướng dẫn thì mất hút, tài khoản vẫn hiện chi tiêu gần 4 triệu đồng.

Tương tự, người dùng các sản phẩm trả sau do các ví điện tử và ứng dụng tài chính khác cung cấp cũng gặp phải tình trạng tương tự. Chị L. (29 tuổi, nhân viên văn phòng tại Hà Nội) kể lại đã từng liên hệ một người qua chat để “rút hộ” tiền từ hạn mức thẻ tín dụng tích hợp trong một ứng dụng thanh toán. “Sau khi nhập mã OTP theo hướng dẫn, mình không nhận được khoản tiền nào, nhưng hệ thống lại ghi nhận giao dịch đã thanh toán một đơn hàng điện tử”, chị cho biết.

Mượn tay người dùng để… gài bẫy

Các đối tượng thường giả danh người quen, tạo tài khoản ảo, sử dụng ảnh chụp chuyển khoản giả hoặc “feedback người dùng” để tạo lòng tin. Khi nạn nhân quét mã, nhập OTP, họ vô tình thực hiện một giao dịch tài chính thật nhưng tiền lại rơi vào tay kẻ lừa đảo.

‘Rút tiền hộ’ qua mạng: Mất tiền, gánh nợ, khó đòi lại công bằng

Hành vi lừa đảo rút tiền qua tài khoản trả sau xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội

Dù khoản tiền không lớn, nhiều người trẻ sau đó phải trả góp hoặc bị nhắc nợ, ảnh hưởng đến điểm tín dụng, thậm chí không thể vay vốn ngân hàng trong tương lai.

Không ít người còn chia sẻ “bí kíp rút hộ thành công” trong các hội nhóm, vô tình tiếp tay cho hành vi trục lợi tài chính từ sự cả tin của người khác.

Công cụ tài chính tốt nếu dùng đúng cách

Cần nói rõ: “mua trước trả sau” là một giải pháp tài chính hợp pháp và an toàn, giúp người dùng linh hoạt chi tiêu khi chưa có sẵn tiền mặt. Tuy nhiên, các nền tảng không hỗ trợ rút tiền mặt. Việc rao “rút tiền hộ”, “giải ngân nhanh” thực chất là hành vi lách luật, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người dùng.

Hiện nay, nhiều người dùng đã sử dụng dịch vụ thanh toán trả sau một cách thông minh để thanh toán tiền học cho con, mua nhu yếu phẩm, chi trả viện phí…, đồng thời giữ lại tiền mặt để gửi tiết kiệm có kỳ hạn hoặc đầu tư ngắn hạn.

Bảo mật nhiều lớp nhưng người dùng vẫn cần cảnh giác

Các đơn vị cung cấp sản phẩm tín dụng đều yêu cầu người dùng xác thực bằng mật khẩu hoặc sinh trắc học cho mọi giao dịch trên các nền tảng số. Đại diện MoMo cũng khẳng định chỉ có chủ tài khoản thông qua mật khẩu cá nhân hoặc xác thực sinh trắc học mới có thể truy cập ứng dụng và thực hiện giao dịch. Đồng thời, tất cả giao dịch trên MoMo đều được mã hóa tức thì và bảo vệ bởi hệ thống bảo mật đa tầng đạt chuẩn quốc tế, liên tục được nâng cấp và kiểm chứng bởi các ngân hàng uy tín nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho thông tin và tài sản người dùng.

Tuy vậy, mọi lớp bảo vệ đều trở nên vô hiệu nếu người dùng tự ý chia sẻ mã OTP, quét mã QR từ nguồn không rõ ràng.

Người dùng tuyệt đối không nên giao dịch “rút hộ”, “giải ngân nhanh” qua mạng. Khi phát hiện giao dịch bất thường, cần lập tức liên hệ cơ quan công an và bộ phận hỗ trợ của nền tảng tài chính để được xử lý.