Vì sao không có cảnh báo về giông lốc trước thời điểm tàu bị lật ?

Vì sao không có cảnh báo về giông lốc trước thời điểm tàu bị lật ?

bởi

trong
Vì sao không có cảnh báo về giông lốc trước thời điểm tàu bị lật ?

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khẳng định cơn mưa giông xảy ra là do ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục đi qua Bắc bộ, không phải do ảnh hưởng của bão số 3.

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, các nghiên cứu của Mỹ về giông, lốc sét trong bão cho thấy chỉ quan sát được số lượng rất ít các tia chớp ở lõi trong của bão, áp thấp nhiệt đới. Nhân tố quyết định sự phát triển giông sét là sự tương tác giữa các tinh thể băng có trong nước lỏng. Do đó, thường xuất hiện sấm, chớp hay các ổ giông lốc ở bên ngoài khu vực tâm bão (trên 100 km) do có sự kết hợp với các dải mưa đối lưu mạnh.

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia khuyến cáo, trong thời gian có cảnh báo bão, áp thấp nhiệt đới, người dân cần chú ý đề phòng sự xuất hiện của giông, lốc sét để phòng chống giảm nhẹ rủi ro bất ngờ.

Câu hỏi được đặt ra là tại sao Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia không cảnh báo kịp thời hiện tượng thời tiết này? Trả lời câu hỏi này, TS Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia nghiên cứu biến đổi khí hậu và thiên tai rất có uy tín sau những dự báo và phân tích chính xác đăng trên trang cá nhân, cho biết việc cảnh báo mưa giông là tương đối, khó dự báo xa và khó dự báo cấp gió.

Trong cả 2 mô hình dự báo rất mạnh gồm GFS của Mỹ và ECMWF của châu Âu, theo TS Huy, đều không dự báo có giông lốc trên vịnh Hạ Long vào khung giờ từ 12 giờ đến 14 giờ ngày 19.7. Mô hình GFS dự báo cấp gió 17 hải lý/giờ vào thời điểm 12 giờ – 15 giờ, cấp gió 27 hải lý/giờ vào khung giờ 18 giờ. Trong khi đó, mô hình ECMWF dự báo cấp gió 11 hải lý/giờ. “Tất cả các dự báo này cho thấy các mô hình dự báo không hề phát hiện thấy giông lốc”, ông Huy khẳng định.

Cho rằng nếu theo dõi sớm và liên tục cũng có thể dự đoán được xu hướng phát triển của cơn giông, nhưng TS Huy phân tích, khu vực thuyền bị nạn có tốc độ phát triển giông rất nhanh và rất khó phát cảnh báo sớm nếu không có mặt tại đó quan sát. Việc theo dõi qua ảnh radar quét mây cũng giống như ảnh vệ tinh, là ảnh thời gian thực, nên khi phát hiện cũng đồng nghĩa là cơn giông đã xuất hiện.

“Cơn giông chiều 19.7 là một siêu mây giông hiếm gặp, quét mạnh từ Bắc vào Nam do không khí lạnh đới cao có hướng Bắc – Nam gặp phải không khí nóng ẩm từ biển vào kết hợp mây đối lưu tại chỗ. Đó là một tình huống hiếm gặp trong khí tượng. Tình huống chìm tàu cũng là một tình huống hy hữu và có thể có lốc xoáy tại chỗ khi mây giông xảy ra. Gặp lốc xoáy thì dù thuyền hiện đại và thuyền trưởng có kinh nghiệm cũng không xử lý được”, TS Nguyễn Ngọc Huy nhận định.