Chủ động thích ứng với thiên tai

Chủ động thích ứng với thiên tai

bởi

trong
Chủ động thích ứng với thiên tai

Hay trong đợt thiên tai từ ngày 11 – 14.6 do ảnh hưởng của bão số 1 – cơn bão đầu tiên hình thành trên Biển Đông trong tháng 6 sau hơn 40 năm qua. Dù bão không đổ bộ nhưng hoàn lưu gây mưa đặc biệt lớn từ Hà Tĩnh đến Đà Nẵng gây ra đợt lũ lụt trong mùa khô, người dân miền Trung oằn mình, hối hả chạy lũ như trong mùa mưa bão. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đánh giá đây là đợt thiên tai lịch sử thể hiện rõ sự dịch chuyển thời vụ thiên tai và cường độ cực đoan ngày càng gia tăng của thời tiết, khí hậu tại VN.

Những ngày này, VN chuẩn bị ứng phó cơn bão số 3. Nhưng bất thường ở chỗ khi bão còn cách xa nghìn km chưa ảnh hưởng đến các vùng biển, đất liền thì nhiều nơi xuất hiện mưa giông, cuồng phong.

Ngày 19.7, tại Hà Nội, Quảng Ninh và nhiều tỉnh, thành phố khác xảy ra mưa giông mạnh. Chỉ vài giờ sau khi nắng tắt, giông nổi lên quật ngã nhiều xe máy đang đi đường, nhổ bật gốc cây cổ thụ… Tại Quảng Ninh, thảm họa đã xảy ra khi giông lốc làm lật úp tàu du lịch trên vịnh Hạ Long, khiến nhiều người chết, mất tích. Hay ở một đô thị cách rất xa cơn bão số 3 như TP.HCM, hôm qua 20.7, người dân hốt hoảng vì trận mưa giông, gió thổi mạnh, gây ngã đổ nhiều cây xanh không khác gì cơn bão mạnh càn quét.

Trong quá khứ, người dân và các cơ quan dự báo có thể dựa vào những quy luật mùa vụ để dự đoán thiên tai, nhưng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khiến diễn biến thời tiết ngày càng trở nên bất thường và khó lường.

Trước mỗi đợt thiên tai, cơ quan chức năng đều có nỗ lực cảnh báo bằng những bộ công cụ theo quy định lẫn tận dụng các mạng xã hội để tạo ra mối tương tác, chủ động cảnh báo đến người dân. Tuy nhiên, thực tế vẫn xảy ra nhiều vụ việc đáng tiếc.

Trước thực tế thiên tai và các hiện tượng thời tiết khó dự báo, mỗi chúng ta cần chủ động trang bị kiến thức về những loại hình thiên tai có thể xảy ra ở địa phương mình, hiểu rõ các tín hiệu cảnh báo để biết cách phản ứng kịp thời. Mỗi người nên chủ động xây dựng thói quen theo dõi thông tin thường xuyên trên nhiều kênh khác nhau; luôn có kế hoạch dự phòng như chuẩn bị túi đồ khẩn cấp, xác định đường thoát hiểm, nơi trú ẩn an toàn cho gia đình khi có cảnh báo thiên tai…

Nhìn ra thế giới, ở những quốc gia thường xuyên xảy ra như thiên tai như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Philippines… đều đưa giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai là yêu cầu bắt buộc, được lồng ghép vào các môn học địa lý, khoa học, giáo dục, kỹ năng sống…, tập trung vào thực hành, diễn tập và các hoạt động ngoại khóa… VN cũng nên nghiên cứu đưa nội dung phòng chống thiên tai thành môn học hoặc hoạt động ngoại khóa bắt buộc từ cấp tiểu học; có cơ chế đầu tư mạnh mẽ vào tài liệu, giáo viên, tăng cường thực hành để giúp hình thành ý thức, kỹ năng từ sớm trong ứng phó các tình huống thảm họa, thiên tai.

“Cộng đồng bền vững, thích ứng thiên tai” là khẩu hiệu được Bộ NN-MT lựa chọn để truyền thông về phòng chống thiên tai năm nay. Chọn thích ứng, “sống chung” với thiên tai không có nghĩa là chấp nhận thiệt hại, phó mặc cho trời mà là sự khẳng định tâm thế chủ động thích nghi. Khi mỗi người chủ động và có đủ công cụ, kỹ năng ứng phó sẽ giúp giảm thiểu thiệt hại và đây cũng là nền tảng để xây dựng thành công những cộng đồng bền vững, thích ứng với thiên tai.