Sau khi chủ nhà thua Việt Nam ở chung kết cầu mây thế giới, nội dung 4 nữ, CĐV Thái Lan muốn HLV Poonsak Permsak thay đổi để đòi nợ ở SEA Games 33.
Trên các diễn đàn cầu mây Thái Lan, thất bại ở chung kết 4 nữ trước Việt Nam được bàn luận sôi nổi. Các bình luận có thể chia làm ba nhóm luận điểm: chúc mừng chiến thắng của cô trò Trần Thị Vui, chê trách chiến thuật thi đấu, cách dụng binh của HLV Poonsak, và đề cao tầm quan trọng của SEA Games so với giải vô địch thế giới.

Ba cầu thủ Việt Nam nhảy lên chắn cầu trong trận thắng Thái Lan ở chung kết cầu mây thế giới, nội dung 4 nữ, tại trung tâm thương mại Central Hatyai, tỉnh Songkhla, Thái Lan ngày 27/7/2025. Ảnh: Sanamtakraw
“Giải đấu này chỉ là để thử nghiệm. Đấu trường thực sự là SEA Games”, tài khoản Natthaphat Lakul bình luận trên diễn đàn Sanamtakraw, được nhiều người like.
Manoon Panprom có cùng quan điểm: “Không sao đâu các bạn. Thất bại này cũng tốt. Đây là quá trình chuẩn bị cho SEA Games cuối năm nay. Chúng tôi vẫn tiếp tục cổ vũ Thái Lan”.
Veerachart Srimanacharoen thì phản hồi: “Bài tập về nhà trước SEA Games sẽ là tìm lời giải khi đối thủ chắn với ba người. Khi đó, đối thủ chỉ còn một cầu thủ phòng ngự phía sau, lộ ra nhiều khoảng trống tấn công”.
Diễn biến chính trận chung kết.
Giải vô địch thế giới 2025 diễn ra tại tỉnh Songkhla ở Thái Lan, do Liên đoàn cầu mây thế giới và Thái Lan phối hợp tổ chức, từ 20/7 đến 28/7. Giải quy tụ 20 đoàn tham dự, trong đó có 8 nước Đông Nam Á và 12 đại diện ngoài khu vực. Ngoài châu Á, có hai nước khác là Pháp và Australia. Giải được tổ chức lần đầu năm 1985, với tên gọi King’s Cup.
Liên đoàn cầu mây thế giới (ISTAF) thành lập năm 1988 với năm thành viên ban đầu là Malaysia, Thái Lan, Singapore, Indonesia và Myanmar, trụ sở đặt tại Thái Lan. Sau đó, ISTAF biến King’s Cup trở thành giải vô địch thế giới (World Championship), và phối hợp tổ chức với Liên đoàn cầu mây Thái Lan.
Theo nghiên cứu của giáo sư Haywantee Ramkissoon và nhà nghiên cứu Azadeh Zarei năm 2020, giải vô địch thế giới danh giá nhất trong các sự nghiệp của ISTAF. Ngoài ra, ISTAF còn tổ chức những giải như World Cup, Asian Cup, hay phối hợp tổ chức SEA Games và Asiad.
Nhưng tại , cầu mây có truyền thống hơn, khi đã được đưa vào chương trình đại hội từ năm 1965 ở Malaysia. Kể từ đó, nó là môn không thể thiếu trong các kỳ SEA Games. Còn ở Asiad, cầu mây đã gắn bó liên tiếp từ năm 1990. Việt Nam chưa từng đoạt HC vàng cầu mây SEA Games ở nội dung 4 nữ. Kỳ trước tại Campuchia, Việt Nam đoạt HC vàng đôi nữ, nhưng thua Thái Lan ở chung kết 4 nữ.
Diễn biến cuối trận chung kết.
Cũng có nhiều người hâm mộ Thái Lan thừa nhận chiến thắng của Việt Nam trong trận chung kết chiều 27/7. Tài khoản Pairama Buakhiao bình luận: “Việt Nam chú trọng vào cầu mây, qua nhiều thập kỷ. Họ gửi các đội sang Thái Lan tập luyện hai, ba tháng mỗi năm”.
Rames Thoopcham đồng tình: “Thái Lan chỉ mạnh ở nội dung 3 người, còn 4 người chưa đủ mạnh, vẫn đứng sau Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam”.
Tài khoản có biệt danh “Long-lasting magic” thì viết: “Qua giải này mới thấy, các đội khác đang phát triển lối chơi đồng đội, có hệ thống và chiến thuật. Còn Thái Lan vẫn dùng công thức cũ, dựa vào các cá nhân. Nếu chúng ta tiếp tục như vậy, đây sẽ là vấn đề lớn”.
Ở nội dung 4 nam, đoàn quân Trần Huỳnh Đạt cũng bất ngờ , với tỷ số 15-12, 17-16. Đội nam cũng dùng công thức chắn ba người giống đội nữ. Trong khi đó, các đội Thái Lan chỉ chắn lưới bằng một cầu thủ. Nhưng ở chung kết, 7-15, 10-15 nên vẫn chưa thể lần đầu vô địch thế giới.
Giải lớn tiếp theo của cầu mây chính là SEA Games 33 tại Thái Lan tháng 12/2025.
Xuân Bình tổng hợp