Tỉnh Gia Lai mới sẽ thúc đẩy phát triển toàn diện

Tỉnh Gia Lai mới sẽ thúc đẩy phát triển toàn diện

bởi

trong

Chiều 26.4, tại TP.Quy Nhơn (Bình Định), Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định cùng Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai tổ chức hội nghị triển khai chủ trương của Trung ương về việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Tỉnh Gia Lai mới sẽ thúc đẩy phát triển toàn diện

Hội nghị triển khai chủ trương của Trung ương về việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh Bình Định và Gia Lai

ẢNH: HẢI PHONG

Sắp xếp bộ máy tạo đoàn kết, sức mạnh mới

Hội nghị đã thông qua báo cáo kiến nghị đề án sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định; xin ý kiến thành lập Ban Chỉ đạo hợp nhất hai tỉnh Gia Lai và Bình Định; xin ý kiến thành lập các tiểu ban phục vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh Gia Lai mới…

Tại hội nghị, ông Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định, cho biết, ngày 14.4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định đã làm việc lần 1 với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai, cuộc gặp gỡ để lại rất nhiều cảm xúc. Tại cuộc họp lần 1 đưa ra rất nhiều ý kiến để thảo luận, sau đó đã giao cho các cơ quan đơn vị triển khai.

Dự kiến sau sắp xếp, tỉnh Gia Lai mới có 135 xã, phường- Ảnh 2.

Ông Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định, phát biểu tại hội nghị

ẢNH: HẢI PHONG

“Việc thống nhất ý kiến về sắp xếp bộ máy tạo đoàn kết, sức mạnh mới, giúp tỉnh mới phát triển tốt hơn. Hôm nay là cuộc họp lần 2 giữa Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định và Gia Lai, nhằm cho ý kiến triển khai các bước tiếp theo để thống nhất thành lập các tiểu ban, triển khai một số công việc trong tháng 9 và tháng 10 sắp đến”, ông Dũng nói.

Cũng tại hội nghị lần này, ông Hồ Văn Niên, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai, cho hay, ông thống nhất với định hướng phát biểu của ông Hồ Quốc Dũng về đề án sắp xếp hai tỉnh Gia Lai và Bình Định nhập lại thành tỉnh Gia Lai mới. Việc này, được thống nhất cao từ địa phương đến Trung ương và Ban Thường vụ hai tỉnh cũng đã thống nhất. Hôm nay họp lần cuối để thống nhất các đề án.

Dự kiến sau sắp xếp, tỉnh Gia Lai mới có 135 xã, phường- Ảnh 3.

Ông Hồ Văn Niên, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai, phát biểu tại hội nghị

ẢNH: HẢI PHONG

Tại hội nghị, ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, đã thông tin sơ bộ về đề án sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định.

Theo đó, tỉnh Gia Lai mới, sau sắp xếp có diện tích tự nhiên là hơn 21.576 km2; quy mô dân số là 3.5 triệu người. Tỉnh Gia Lai mới sau khi sắp xếp, sáp nhập có 135 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc (gồm 110 xã và 25 phường). Nơi đặt trung tâm chính trị – hành chính là tại TP.Quy Nhơn (Bình Định) hiện nay.

“Trước ngày 1.5, sẽ thống nhất gửi đề án ra Bộ Nội vụ thẩm định, trình các cấp có thẩm quyền xem xét thông qua”, ông Tuấn nói.

Tạo ra sự cộng hưởng, thúc đẩy phát triển toàn diện

Theo dự thảo đề án sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, việc sáp nhập tạo ra thay đổi tích cực, hướng đến nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính tỉnh Gia Lai mới, góp phần tinh gọn bộ máy hành chính, giảm chi phí vận hành, giảm số lượng cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trùng lặp (như sở, ngành, chi cục, phòng, các đơn vị sự nghiệp ở tỉnh); giúp tiết kiệm ngân sách nhà nước, tăng hiệu quả quản lý do tập trung nguồn lực vào một địa bàn thống nhất. Cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, góp phần nâng cao chất lượng và trách nhiệm công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức…

Dự kiến sau sắp xếp, tỉnh Gia Lai mới có 135 xã, phường- Ảnh 4.

Ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, đã thông tin sơ bộ về đề án sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định

ẢNH: HẢI PHONG

Về phát triển kinh tế, mở rộng không gian phát triển, tạo ra một không gian phát triển lớn hơn, cho phép Gia Lai và Bình Định cùng khai thác các tiềm năng riêng có của từng địa phương. Bình Định có thế mạnh về công nghiệp, dịch vụ, cảng biển, phát triển đô thị, đào tạo, y tế; trong khi Gia Lai có tiềm năng về sinh thái, nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch. Việc kết hợp các thế mạnh này sẽ tạo ra sự cộng hưởng, thúc đẩy phát triển toàn diện. Mở rộng không gian sẽ giúp tỉnh chủ động hơn trong việc thu hút đầu tư, phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ…

Liên kết vùng sẽ được tăng cường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các chuỗi giá trị, kết nối thị trường và thu hút đầu tư. Các địa phương có thể cùng nhau giải quyết các vấn đề chung, như phát triển hạ tầng giao thông, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Việc sáp nhập cũng giúp hai tỉnh quy hoạch tốt hơn về hạ tầng, giao thông, tăng nguồn lực đầu tư, phát triển kinh tế địa phương, thu hút doanh nghiệp và nhà đầu tư. Từ đó, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương và nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân, tạo thêm việc làm, thu nhập cho người dân. Việc sáp nhập tỉnh Gia Lai với tỉnh Bình Định cũng đem lại nhiều tác động tích cực đến quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội…