Kashmir vì sao là tâm điểm xung đột giữa Ấn Độ – Pakistan?

Kashmir vì sao là tâm điểm xung đột giữa Ấn Độ – Pakistan?

bởi

trong

Nhưng khu vực này từ lâu đã là nguồn gây căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan.

Cả hai đều tuyên bố chủ quyền đối với khu vực Himalaya và đây là nơi diễn ra nhiều cuộc chiến tranh, nổi loạn và căng thẳng ngoại giao.

Vậy tại sao khu vực này là tâm điểm của xung đột?

Nhát cắt của Anh

Ấn Độ thuộc địa đã bị chia thành hai quốc gia vào cuối thời kỳ cai trị của Anh vào năm 1947: một là Ấn Độ, có dân số chủ yếu theo đạo Hindu, và một là Pakistan, có phần đông dân số theo đạo Hồi.

Giữa đông bắc Pakistan và mũi phía bắc của Ấn Độ là Kashmir.

“Theo lập luận của Pakistan, vì họ là người Hồi giáo chiếm đa số, đặc biệt là ở Thung lũng Kashmir, do đó, lãnh thổ này tự nhiên phải thuộc về Pakistan”.

Đó là nhận định của bà Ayesha Siddiqa, một nghiên cứu viên cao cấp về chiến tranh tại trường King’s College ở London.

Bà cho biết tuyên bố chủ quyền của Ấn Độ về Kashmir cũng mang tính ý thức hệ.

“Chính phủ Ấn Độ thuộc đảng Quốc đại mang tính thế tục, và lập luận của họ là nếu trao lãnh thổ này cho Pakistan trên cơ sở bản sắc tôn giáo, thì điều đó sẽ thách thức sự tồn tại của Ấn Độ như một quốc gia thế tục, nơi người Hồi giáo và người Hindu có thể chung sống”, bà Siddiqa cho hay.

Cuối cùng, khu vực này đã bị chia cắt: Ấn Độ có Thung lũng Kashmir, Ladakh và Jammu, nơi được trao quy chế bán tự trị; Pakistan kiểm soát Azad Kashmir, hay “Kashmir Tự do”, và các Khu vực phía Bắc.

Ngoài ra, Trung Quốc còn kiểm soát Aksai Chin.

Xung đột và nổi loạn

Kashmir đã bị tổn thương bởi nhiều cuộc xung đột trong các năm qua, bao gồm ba cuộc chiến tranh toàn diện giữa Ấn Độ và Pakistan.

Năm 1989, những người Hồi giáo ly khai ở Kashmir đã bắt đầu một cuộc nổi loạn, chống lại điều mà họ cáo buộc sự cai trị tàn bạo của Ấn Độ.

Ấn Độ đã đổ quân vào khu vực này và kể từ đó hàng chục nghìn người đã thiệt mạng.

Ấn Độ đã nhiều lần cáo buộc Pakistan cung cấp vũ khí và huấn luyện cho các nhóm tay súng.

Pakistan phủ nhận những cáo buộc đó mà cho biết họ chỉ cung cấp hỗ trợ về mặt tinh thần và ngoại giao.

Phong trào kháng chiến Kashmir, còn được gọi là Mặt trận kháng chiến, đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công ngày 22.4.

Kashmir vì sao là tâm điểm xung đột giữa Ấn Độ – Pakistan?

Lực lượng an ninh Ấn Độ đứng gác trên bờ Hồ Dal sau vụ tấn công nghi do phiến quân thực hiện gần Pahalgam, phía nam Kashmir

ẢNH: REUTERS

Đặc quyền bị thu hồi

Vào năm 2019, chính phủ của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã thu hồi quyền bán tự trị của Kashmir và tổ chức lại các vùng lãnh thổ hành chính của tiểu bang này.

Các quan chức cho biết động thái này sẽ giúp khu vực này hòa nhập tốt hơn với phần còn lại của đất nước.

Pakistan phản đối mạnh mẽ, hạ cấp quan hệ ngoại giao với Ấn Độ.

Nhưng các quan chức Ấn Độ cho biết kể từ đó số vụ tấn công quy mô lớn đã giàm, còn lượng khách du lịch tăng lên.

Tuy nhiên, các vụ giết người có chủ đích nhằm vào dân thường và lực lượng an ninh vẫn tiếp tục xảy ra.

Bà Siddiqa bày tỏ lo ngại về căng thẳng gia tăng giữa hai quốc gia hạt nhân này: “Điều mà người Kashmir rất mệt mỏi là sự đàn áp và kiểm soát của nhà nước ở cả hai bên. Họ muốn sống có phẩm giá, không sợ hãi và không có sự hiện diện của quân đội ở cả hai bên”.

Sau vụ tấn công vào tháng 4 tại địa điểm du lịch nổi tiếng này, đám đông đã xuống đường, trong đó có bà Mukhra Javed: “Chúng tôi chỉ muốn nói rằng chủ nghĩa khủng bố không có tôn giáo cụ thể nào và chúng tôi, những người Kashmir, ủng hộ hòa bình và sẽ luôn ủng hộ hòa bình”.

Bà nói thêm rằng: “Điều [vừa xảy ra] không đại diện cho Kashmir… không đại diện cho chúng tôi”.