Phương pháp khắc phục vết rạn da sau sinh qua chia sẻ của TS-BS Hoàng Thị Hoạt

Phương pháp khắc phục vết rạn da sau sinh qua chia sẻ của TS-BS Hoàng Thị Hoạt

bởi

trong

Cùng tìm hiểu nguyên nhân, các biểu hiện lâm sàng và biện pháp khắc phục hiệu quả các vết rạn da sau sinh qua chia sẻ của TS-BS Hoàng Thị Hoạt đang công tác tại bệnh viện Bạch Mai – Khoa Da liễu.

Phương pháp khắc phục vết rạn da sau sinh qua chia sẻ của TS-BS Hoàng Thị Hoạt

Tìm hiểu những nguyên nhân chính gây nên những vết rạn da sau khi sinh

Nguyên nhân chính xác gây ra vết rạn da vẫn chưa rõ ràng, nhưng nhìn chung, chúng thường phát triển sau khi da bị kéo căng nhanh, dẫn đến rách các sợi đàn hồi ở lớp hạ bì (lớp giữa của da). Vết rạn có thể là do mang thai, dậy thì, tăng hoặc giảm cân nhanh.

Mặc dù không biết chính xác lý do tại sao vết rạn da khi mang thai, nhưng nếu có tiền sử gia đình bị rạn da thì có khả năng cao bị. Ngoài ra tăng cân cũng là một yếu tố, một số nghiên cứu cho thấy vết rạn da phổ biến hơn ở những phụ nữ tăng cân nhiều khi mang thai và tăng cân trước khi mang thai. Và nếu mắc một số rối loạn di truyền như hội chứng Cushing hoặc hội chứng Marfan cũng có nhiều khả năng bị rạn da.

Phương pháp khắc phục vết rạn da sau sinh qua chia sẻ của TS-BS Hoàng Thị Hoạt- Ảnh 2.

Chẩn đoán lâm sàng của những vết rạn da sau sinh

Rạn da thường gặp sau khi mang thai, tăng trưởng quá nhanh ở tuổi vị thành niên hoặc tăng cân nhanh. Về mặt mô học, có hiện tượng mỏng đi của lớp biểu bì và teo đi của lớp hạ bì. Trong giai đoạn sớm, chúng thường có màu hồng đến tím và được gọi là striae rubrae.

Sau các striae trưởng thành và chuyển sang màu nhạt hơn như màu trắng hoặc bạc được gọi là striae albae. Các vết rạn da khi mang thai không gây nguy hiểm và sẽ mờ dần sau khi sinh. Tuy nhiên, chúng sẽ không biến mất hoàn toàn và điều này có thể là nguyên nhân khiến nhiều phụ nữ lo lắng. Việc điều trị chủ yếu liên quan đến nhu cầu cải thiện thẩm mỹ.

Nếu muốn điều trị các vết rạn da, một số biện pháp khắc phục có thể cải thiện vẻ ngoài cũng như kết cấu nhưng kết quả có thể khác nhau và các vết rạn da sẽ không biến mất hoàn toàn. Các phương pháp điều trị hiệu quả hơn đối với các vết rạn da mới (xuất hiện chưa đến vài tháng), tức là khi chúng có màu hồng hoặc đỏ.

Phương pháp khắc phục vết rạn da sau sinh qua chia sẻ của TS-BS Hoàng Thị Hoạt- Ảnh 3.

Biện pháp khắc phục và điều trị rạn da sau khi sinh con hiệu quả hàng đầu hiện nay 

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp trị rạn sau sinh hiệu quả. Cùng TS-BS Hoàng Thị Hoạt tìm hiểu về những phương pháp này và đâu là sự lựa chọn tối ưu dành cho chị em.

Trị rạn da sau sinh với thuốc bôi

Retinoid, chẳng hạn như tretinoin, là hợp chất có nguồn gốc từ vitamin A. Tretinoin có thể giúp tái tạo collagen và trong một số nghiên cứu, đã cải thiện tình trạng xuất hiện các vết rạn da sớm. Tuy nhiên, Tretinoin có thể gây kích ứng da và không nên sử dụng retinoid khi đang mang thai hoặc cho con bú vì chúng có thể ảnh hưởng đến em bé.

Bên cạnh đó, có nhiều loại kem, gel và thuốc bôi không kê đơn được bán trên thị trường như là thuốc chữa rạn da. Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng cho thấy chúng có hiệu quả nếu nguyên nhân yếu tố di truyền đóng vai trò trong sự phát triển của vết rạn da

Một số nghiên cứu phát hiện một số loại kem có chứa các thành phần Peptide, Ceramide-2, bơ cacao, bơ hạt mỡ, lô hội, chiết xuất Montana, Calendula, hành tây và lá cây liên mộc… có thể giúp làm mờ các vết rạn da nhanh chóng ngay tại nhà. Đây cũng là biện pháp phòng ngừa rạn da trong thời gian mang thai. Chú ý, các mẹ nhớ lựa chọn các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên, lành tính. 

Phương pháp khắc phục vết rạn da sau sinh qua chia sẻ của TS-BS Hoàng Thị Hoạt- Ảnh 4.

Cũng có các phương pháp điều trị khác sản sinh collagen và cải thiện vết rạn da theo thời gian bao gồm Axit Alpha\ Hydroxy như Axit Glycolic, Axit Lactic, Axit Mandelic và Axit Malic.

Sử dụng công nghệ cao

  • Liệu pháp laser: Có một số loại liệu pháp laser khác nhau, chẳng hạn như laser nhuộm xung và ánh sáng xung cường độ cao. Các phương pháp điều trị này có thể làm giảm đỏ và tái tạo bề mặt da. Một số loại laser kích thích sản xuất collagen và elastin. Một số loại laser, bao gồm PDL, excimer 308 nm, Laser bóc tách, Fractional bóc tách, fractional không bóc tách (1450/1550 nm), và laser Nd:YAG xung dài (1064 nm) Qswitched hoặc năng lượng thấp, cũng như IPL, đã được sử dụng với mức độ hiệu quả khác nhau liên quan đến màu sắc và kết cấu của vết rạn da. Các nghiên cứu cho thấy sự cải thiện lâm sàng với sự gia tăng tái tạo hoặc tăng sinh elastin. Vết rạn da ở những bệnh nhân có typ da IV–VI, sự dày lên và tái tạo biểu bì của các sợi collagen và elastin đã được quan sát thấy sau khi điều trị bằng laser 1550 nm.
  • Lăn kim và RF microneedle: Một thiết bị kim nhỏ tạo ra các lỗ nhỏ trên da được tạo ra để tăng sinh collagen và mô da mới, có thể giúp chữa lành da. Liệu pháp này còn được gọi là liệu pháp kích thích collagen.
  • Mài mòn da vi điểm: Các tinh thể nhỏ được chà xát lên da để loại bỏ lớp da mỏng bên trên, giúp làm dày collagen và tái tạo da.
  • RF (Tần số vô tuyến): Một thiết bị truyền sóng năng lượng để làm nóng các lớp sâu hơn của da, giúp làm săn chắc mô da và tăng sản xuất collagen.
  • Kết Hợp Công Nghệ Fractional Và Cold Plasma: Nguyên lý hoạt động là ion hóa khí trong không khí để tạo ra các xung điện nhỏ, giúp mô da được xử lý theo cơ chế “thăng hoa” và ngăn ngừa việc lan tỏa nhiệt không mong muốn ra các vùng xung quanh. Nhiệt được khuếch tán và chuyển sâu vào lớp biểu bì, đến lớp nhú chứa các tế bào nguyên bào sợi. Kết quả là sự co lại và săn chắc các tế bào da, thúc đẩy quá trình tái tạo da và cải thiện các dấu hiệu lão hóa, vết rạn da, sẹo và các vấn đề khác.
Phương pháp khắc phục vết rạn da sau sinh qua chia sẻ của TS-BS Hoàng Thị Hoạt- Ảnh 5.

Trong kỷ nguyên công nghệ số, nhiều giải pháp hiện đại đã được phát triển để cải thiện tình trạng rạn da, mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao. Do đó, phụ nữ nên chủ động thăm khám bác sĩ da liễu để điều trị sớm, giúp phục hồi làn da và nâng cao sự tự tin.