Xuất huyết tiêu hóa có phải dấu hiệu ung thư đại tràng?

Xuất huyết tiêu hóa có phải dấu hiệu ung thư đại tràng?

bởi

trong

Mẹ tôi 55 tuổi, đi đại tiện ra phân đen, thỉnh thoảng có ít máu tươi giống xuất huyết tiêu hóa. Đây có phải dấu hiệu ung thư đại tràng không? (Thanh Mai, Bình Phước)

Trả lời:

Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng chảy máu ở bất kỳ vị trí nào trên đường tiêu hóa như thực quản, dạ dày, tá tràng, ruột non, ruột già, trực tràng hoặc hậu môn. Dựa trên vị trí tổn thương, xuất huyết tiêu hóa được chia thành xuất huyết trên (xảy ra tại thực quản, dạ dày hoặc phần đầu của ruột non) và xuất huyết dưới (phần còn lại của ống tiêu hóa).

Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân từ lành tính đến ác tính. Các bệnh lý này có thể làm tổn thương lớp niêm mạc của đường tiêu hóa, bộc lộ mạch máu bên dưới gây chảy máu. Nhiều bệnh nền ảnh hưởng đến chức năng đông cầm máu cũng góp phần làm trầm trọng xuất huyết tiêu hóa.

Ung thư đại trực tràng là bệnh lý ác tính, thường phát triển âm thầm từ các polyp qua nhiều năm. Ở giai đoạn đầu, bệnh ít biểu hiện triệu chứng hoặc triệu chứng mơ hồ dễ nhầm lẫn với bệnh tiêu hóa thông thường. Khi khối u phát triển, người bệnh có thể bị thay đổi thói quen đại tiện, đi đại tiện phân đen hoặc có máu trong phân, đau, khó chịu ở bụng, sụt cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi, suy nhược…

có thể là một trong những biểu hiện của ung thư đại tràng nhưng không phải dấu hiệu đặc hiệu duy nhất. Bạn nên đưa mẹ đi khám sớm. Bác sĩ kiểm tra để xác định triệu chứng của mẹ bạn có phải do chảy máu tiêu hóa hay không. Nếu có, vị trí chảy máu ở đường tiêu hóa trên hay dưới, đánh giá mức độ nặng và tác động của mất máu lên tình trạng sức khỏe chung. Mẹ bạn có thể được chỉ định xét nghiệm máu, chụp cắt lớp vi tính mạch máu hoặc .





Xuất huyết tiêu hóa có phải dấu hiệu ung thư đại tràng?

Bác sĩ Duy nội soi đại tràng cho người bệnh. Ảnh minh họa: Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7

Nội soi dạ dày, nội soi đại tràng hay nội soi ruột non trong một số trường hợp là cách hiệu quả để xác định vị trí tổn thương và nguyên nhân gây chảy máu (viêm loét, polyp, u, giãn tĩnh mạch…). Hiện hệ thống máy nội soi Olympus EVIS X1 CV – 1500 hoặc Fuji 7000 hiện đại, với độ phóng đại lớn, chế độ nhuộm màu, màn hình sắc nét giúp bác sĩ tìm kiếm các tổn thương siêu nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy.

Với những tổn thương nghi ngờ như polyp, khối u, bác sĩ lấy mẫu mô nhỏ để xét nghiệm, xác định bản chất tổn thương. Thông qua nội soi, bác sĩ có thể can thiệp cầm máu ngay lập tức như tiêm thuốc vào vị trí chảy máu, kẹp clip để chặn mạch máu đang chảy, đốt nhiệt, thắt vòng cao su (đối với tĩnh mạch thực quản).

Xuất huyết tiêu hóa không được chẩn đoán kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như chóng mặt, mệt mỏi, kém tập trung, đầu óc lú lẫn. Tình trạng thiếu máu do xuất huyết lâu ngày dễ gây tổn thương các cơ quan, dẫn đến suy nội tạng, tử vong. Người bệnh khi có dấu hiệu nghi ngờ xuất huyết tiêu hóa nên đến uy tín để được đánh giá đúng, có phương pháp điều trị hiệu quả.

Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thường Duy
Đơn vị Nội soi tiêu hóa
Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiêu hóa để bác sĩ giải đáp