Sỏi thận sinh khí khiến người phụ nữ nhiễm trùng huyết

Sỏi thận sinh khí khiến người phụ nữ nhiễm trùng huyết

bởi

trong

TP HCMBà Dung, 62 tuổi, sốt cao, nôn ói, khó thở, đau bụng dữ dội, bác sĩ phát hiện thận viêm và sinh khí gây nhiễm trùng huyết.

Bà Dung mắc bệnh đái tháo đường 18 năm nay, đêm trước nhập viện ăn một tô bánh canh cá lóc, vài giờ sau bắt đầu đau bụng, nôn ói tưởng ngộ độc thức ăn. Bà đến bệnh viện gần nhà cấp cứu không bớt, chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM. Các chỉ số xét nghiệm máu và nước tiểu của bà Dung tăng cao bất thường, có dấu hiệu nhiễm khuẩn huyết, suy gan, suy thận, phải thở oxy điều trị suy hô hấp, kết quả chụp CT cho thấy hình ảnh đốm khí ở thận trái.

Êkíp khoa Hồi sức tích cực và Chống độc (ICU) cùng bác sĩ Trung tâm Tiết niệu – Thận học – Nam khoa hội chẩn, xác định người bệnh bị nhiễm khuẩn huyết từ đường tiết niệu, viêm thận và bể thận trái sinh khí, có sỏi niệu quản trái đoạn chậu gây giãn niệu quản trên dòng, ứ nước thận độ một và sỏi nhỏ ở thận trái, kèm đái tháo đường type 2 kiểm soát kém.





Sỏi thận sinh khí khiến người phụ nữ nhiễm trùng huyết

Chụp CT của bà Dung cho thấy đốm khí xuất hiện ở thận trái. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

ThS.BS Cao Vĩnh Duy, khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu – Thận học – Nam khoa, cho biết viêm thận, bể thận sinh khí là tình trạng nhiễm trùng hoại tử cấp tính rất nghiêm trọng, xảy ra ở thận và bể thận, thường do vi khuẩn sinh khí gây ra. Trường hợp bà Dung bị sỏi niệu quản gây tắc nghẽn đường tiết niệu, dẫn đến viêm bể thận. Các vi khuẩn gây ra tình trạng hoại tử thận (phá hủy mô thận) và sản sinh khí như carbon dioxide (CO2) trong thận. Thận bị tổn thương, không thể thực hiện chức năng lọc khiến cơ thể không thể loại bỏ chất thải và độc tố, dẫn đến nhiễm độc toàn thân, suy đa cơ quan, có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Viêm thận, bể thận sinh khí thường xảy ra ở người bị đái tháo đường không kiểm soát được lượng đường trong cơ thể, sức đề kháng yếu dẫn đến các vi khuẩn gây bệnh hấp thu lượng đường có trong nước tiểu và sinh ra các khí như nitơ, hydro, carbon dioxide, oxygen, trong đó chủ yếu là khí carbon dioxide (CO2).

Để điều trị, các bác sĩ đặt ống thông niệu quản qua nội soi () khẩn cấp nhằm giải phóng nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Bà Dung được kết hợp điều trị kháng sinh liều mạnh, xử lý tình trạng nhiễm khuẩn huyết. Nhờ đó, người bệnh thoát “cửa tử”, theo bác sĩ Duy. Khi tình trạng ổn định, bà Dung được phẫu thuật nội soi tán sỏi, giải quyết tận gốc nguyên nhân gây viêm thận, bể thận sinh khí. Sau mổ, người bệnh hồi phục, tỉnh táo.





Bà Dung hồi phục sau điều trị. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Bà Dung hồi phục sau điều trị. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Biểu hiện lâm sàng của viêm thận, bể thận sinh khí giống với viêm thận bể thận cấp như sốt, đau bụng hoặc đau vùng hông, buồn nôn và nôn, khó thở, , thay đổi cảm giác, giảm tiểu cầu… Khi có những biểu hiện nói trên, người bệnh cần đến ngay bệnh viện để được khám, chẩn đoán, phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Hà Thanh

*Tên người bệnh đã được thay đổi

Độc giả gửi câu hỏi về bệnh thận – tiết niệu để bác sĩ giải đáp