Phúc thẩm vụ Xuyên Việt Oil: Quyết định xử công khai nhưng tòa không cho báo chí dự

Phúc thẩm vụ Xuyên Việt Oil: Quyết định xử công khai nhưng tòa không cho báo chí dự

bởi

trong
Phúc thẩm vụ Xuyên Việt Oil: Quyết định xử công khai nhưng tòa không cho báo chí dự

Bà Mai Thị Hồng Hạnh tại tòa phúc thẩm – Ảnh: TUYẾT MAI

7/15 bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt

Phiên tòa phúc thẩm được mở do có kháng cáo của 7/15 bị cáo và người liên quan.

Cụ thể bà Mai Thị Hồng Hạnh (giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil), bà Nguyễn Thị Như Phương (phó giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil), ông Lê Duy Minh (cựu cục trưởng Cục Thuế TP.HCM), ông Hoàng Anh Tuấn (cựu phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương), ông Nguyễn Lộc An (cựu phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương), ông Lê Đức Thọ (cựu bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre), ông Trần Duy Đông (cựu vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương) kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Theo nội dung vụ án, năm 2016 mặc dù biết Xuyên Việt Oil không đủ điều kiện cấp phép kinh doanh xăng dầu, nhưng do nhận hối lộ từ trước của bà Hạnh nên ông Nguyễn Lộc An (cựu vụ phó Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương) vẫn đề xuất ông Đỗ Thắng Hải (cựu thứ trưởng Bộ Công Thương) ký giấy phép kinh doanh cho Xuyên Việt Oil.

Tương tự ông An, năm 2021 mặc dù biết Xuyên Việt Oil không đủ điều kiện cấp lại giấy phép kinh doanh, nhưng ông Hoàng Anh Tuấn (cựu phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương) vẫn hướng dẫn doanh nghiệp hợp thức hóa hồ sơ, không kiểm tra đầy đủ các điều kiện cấp giấy phép, nhưng vẫn đề nghị ông Đỗ Thắng Hải cấp lại giấy phép để nhận hối lộ.

Sau khi được cấp giấy phép làm thương nhân đầu mối xăng dầu, lợi dụng việc được nhà nước giao thu hộ tiền quỹ BOG và quản lý, sử dụng tiền quỹ BOG tại Công ty Xuyên Việt Oil, bà Hạnh đã không trích lập quỹ BOG theo quy định mà sử dụng vào mục đích riêng 219 tỉ đồng.

Ngoài ra trong việc được pháp luật giao thu hộ tiền thuế bảo vệ môi trường từ hoạt động kinh doanh xăng dầu, bà Hạnh đã vi phạm các quy định pháp luật, cố ý không chuyển nộp số tiền thuế vào ngân sách nhà nước, mà sử dụng vào mục đích cá nhân và mất khả năng hoàn trả lại cho ngân sách 1.244 tỉ đồng.

Tương tự bà Hạnh đã hối lộ cho ông Đặng Công Khôi (cựu phó cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính), ông Lê Duy Minh (cục trưởng Cục Thuế TP.HCM), ông Phan Kiến Anh (cựu giám đốc Chi nhánh phân phối lọc dầu Nghi Sơn) để được bỏ qua sai phạm trong việc trích lập quỹ BOG, chậm ra quyết định cưỡng chế thuế, được mua xăng dầu giá rẻ.

Ngoài ra để được phê duyệt hạn mức tín dụng 5.000 tỉ đồng, bà Hạnh đã nhiều lần tặng quà, tài sản cho ông Lê Đức Thọ (cựu chủ tịch HĐQT VietinBank). Khi ông Thọ về làm bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, ông Thọ đã tác động VietinBank chi nhánh Bến Tre để cho Xuyên Việt Oil vay với tỉ lệ tín chấp 40%.

Xét xử công khai, nhưng chỉ cho báo chí dự khi tuyên án

Hội đồng xét xử gồm thẩm phán Chung Văn Kết, thẩm phán Phạm Công Mười, thẩm phán Hoàng Minh Thịnh.

Sau phần thủ tục, thẩm phán Chung Văn Kết (chủ tọa phiên tòa) yêu cầu tất cả phóng viên ra khỏi phòng xét xử dù quyết định xét xử công khai. 

Trước quyết định của hội đồng xét xử, nhiều phóng viên ngỡ ngàng dù đã đăng ký tác nghiệp theo đúng quy định (trình thẻ nhà báo, giấy giới thiệu).