Bệnh viện Hà Nội ghi nhận số ca Covid-19 tăng

Bệnh viện Hà Nội ghi nhận số ca Covid-19 tăng

bởi

trong

Hai tuần gần đây, các bệnh viện tại Hà Nội ghi nhận số ca Covid tăng, nhưng đa số trường hợp đều nhẹ và chưa phát hiện ổ dịch lớn.

Cụ thể, từ 1-15/5, Bệnh viện Thanh Nhàn tiếp nhận 12 ca, đang điều trị nội trú 6 người. Bên cạnh đó là 19 ca mắc sốt xuất huyết và 18 trường hợp mắc tay chân miệng. Tình hình tương tự tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang.

Đại diện hai bệnh viện cho biết số ca mắc các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, tay chân miệng và Covid-19 có xu hướng gia tăng trong thời tiết nắng nóng, độ ẩm cao. Riêng số bệnh nhân Covid giảm so với cùng kỳ năm trước, nhưng vẫn ghi nhận một số trường hợp diễn biến nặng, nhất là ở nhóm người già, có bệnh nền hoặc chưa tiêm đủ vaccine. Nơi này đã thiết lập khu cách ly riêng biệt cho từng nhóm bệnh, tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn, sàng lọc và phân luồng bệnh nhân ngay từ đầu.

Tương tự, TS.BS Đỗ Thị Thúy Nga, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Hà Nội, cho biết số trẻ nhập viện do Covid-19 tăng hai tuần qua, nhưng bệnh chỉ ở mức độ nhẹ hoặc trung bình. Từ đầu tháng 5, nơi này tiếp nhận khoảng 20 ca mỗi ngày, hiện có 14 trẻ điều trị. Riêng ngày 19/5, có 18 trẻ nhập viện.

Bệnh viện Nhi Trung ương cũng ghi nhận số bệnh nhân Covid-19 tăng, đa số có triệu chứng tương tự cảm cúm hoặc viêm phổi thông thường.





Bệnh viện Hà Nội ghi nhận số ca Covid-19 tăng

Bác sĩ chăm sóc cho bệnh nhân Covid đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa Thanh Nhàn. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cho biết Covid-19 là bệnh lưu hành với số ca mắc tăng giảm theo chu kỳ. Dịch vẫn tồn tại trong cộng đồng với các ca rải rác, nhưng chưa ghi nhận trường hợp chuyển nặng hay tử vong gần đây.

Các chuyên gia lý giải phần lớn người dân đã có miễn dịch nền nên nguy cơ chuyển nghiêm trọng rất thấp. “Covid-19 hiện được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm B, không khác biệt nhiều so với cảm cúm thông thường”, ông Phu cho hay.

Dù vậy, Bộ Y tế cảnh báo số ca nhiễm có thể tiếp tục tăng và khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng, rửa tay thường xuyên, tăng cường ăn uống, tập luyện, chủ động kiểm tra sức khỏe khi có triệu chứng như sốt, ho và khó thở. Nhóm mắc bệnh phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch, đái tháo đường, bệnh lý tim mạch hoặc người lớn tuổi cần cẩn trọng.

Covid vẫn có nguy cơ gây quá tải hệ thống y tế nếu số ca nhiễm tăng quá nhanh trong thời gian ngắn. Do đó, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện cả nước chuẩn bị những kịch bản để thu dung và điều trị bệnh nhân, nếu dịch lan trong cộng đồng.





Khu vực cách ly tại Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội ngày 21/5. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Khu vực cách ly tại Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội ngày 21/5. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Từ khi đại dịch bùng phát năm 2020, Việt Nam ghi nhận hơn 11,6 triệu ca nhiễm và khoảng 43.000 ca tử vong. Từ đầu năm đến nay có 148 ca mắc rải rác tại 27 tỉnh thành, không có tử vong. Ba tuần gần đây, số ca , trung bình 20 trường hợp mỗi tuần.

Tại châu Á, Covid đang tái bùng phát ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ như Thái Lan, Singapore, Hong Kong… Đặc biệt, Thái Lan đang theo dõi sát sao XEC, một nhánh phụ của Omicron, do nguy cơ lan rộng trong cộng đồng. Tiến sĩ Teera Woratanarat, giảng viên Y khoa tại Đại học Chulalongkorn, cho biết chủng XEC có tốc độ lây lan gần .

Thùy An – Lê Nga