Bí quyết viết luận từ giáo viên tốt nghiệp Harvard, Stanford, Princeton

Bí quyết viết luận từ giáo viên tốt nghiệp Harvard, Stanford, Princeton

bởi

trong

Giáo viên tốt nghiệp HarvardStanford, Princeton… khuyên ứng viên nên tìm hiểu về trường, xác định mục tiêu, dùng giọng văn chân thật… khi viết luận để ghi điểm với hội đồng xét tuyển.

Theo các giáo viên tại American Study, tốt nghiệp từ các trường đại học top đầu mỹ, hội đồng tuyển sinh những trường này, đặc biệt là nhóm Ivy League, không chỉ đánh giá năng lực học thuật, mà còn tìm kiếm những giá trị khác biệt như khả năng lãnh đạo, tinh thần cống hiến, bản sắc cá nhân, phẩm chất độc đáo và sự chủ động khám phá trong môi trường thách thức.

Bài luận là yếu tố duy nhất để học sinh “trò chuyện” với hội đồng tuyển sinh, thông qua việc kể lại một trải nghiệm, hành trình trưởng thành hoặc góc nhìn khác biệt, đủ sâu đủ thật để khiến hội đồng dừng lại và lắng nghe.





Bí quyết viết luận từ giáo viên tốt nghiệp Harvard, Stanford, Princeton

Học viên American Study được học viết luận cùng đội ngũ giáo viên tốt nghiệp các đại học top đầu Mỹ. Ảnh: American Study

“Giữa hàng nghìn bộ hồ sơ có điểm số và thành tích tương đương, bài luận là cơ hội duy nhất để học sinh tạo ra sự khác biệt. Không phải bằng thành tích mà bằng câu chuyện, suy nghĩ và cách các em nhìn nhận thế giới”, cô Ece Hakim, cử nhân Harvard, giảng viên cao cấp tại chia sẻ.

Cô nhận định, nhiều học sinh nhầm tưởng bài luận chỉ cần kể một kỷ niệm cảm động đã đủ để tạo ấn tượng. Thực tế, một bài luận hay chạm đến trái tim hội đồng tuyển sinh cần hội tụ rất nhiều yếu tố.

Tính kết nối

Học sinh nên nghiên cứu sâu về trường để hiểu rõ triết lý giáo dục, giá trị cốt lõi và môi trường học thuật. Điều này sẽ giúp các em viết bài luận mang tính kết nối cao với trường đại học mục tiêu.

Thầy Ian Read – Tiến sĩ Stanford cũng nhấn mạnh, bài luận chỉ thực sự thuyết phục khi học sinh hiểu rõ mình đang viết cho ai. Khi nắm được giá trị và triết lý đào tạo của trường, từng câu chữ mới có sự phù hợp.

Thông điệp rõ ràng

Trước khi bắt tay vào viết, học sinh cần xác định rõ bản thân muốn truyền tải điều gì đến hội đồng tuyển sinh. Mỗi bài luận cần mang thông điệp rõ ràng, thể hiện quá trình nhìn lại bản thân và trưởng thành từ trải nghiệm.

“Điều khiến hội đồng tuyển sinh quan tâm là cách học sinh nhìn vào chính mình, bóc tách điều đã định hình tư duy, niềm tin và giá trị cá nhân”, cô Sandra Bazzarelli, tốt nghiệp Đại học Columbia, cho biết.

Cấu trúc rõ ràng

Theo các giáo viên dạy viết luận tại American Study, học sinh cần bắt đầu từ một trải nghiệm cụ thể, sau đó mở rộng sang quá trình suy ngẫm và phát triển tư duy. Kể chuyện đúng cách giúp người đọc thấy sự trưởng thành thật sự.

“Storytelling (kể chuyện) là kỹ năng cốt lõi. Học sinh cần cho thấy mình suy nghĩ gì, thay đổi ra sao để thể hiện sự trưởng thành, giúp hội đồng tuyển sinh nhìn thấy con người thật, điều bảng điểm không thể hiện được”, cô Ece Hakim nhấn mạnh.

Giọng văn cá nhân

Câu chuyện cần được kể bằng chất giọng của học sinh, gần gũi, chân thật, có hình ảnh cụ thể và cảm xúc rõ nét. Qua đó, hội đồng tuyển sinh có thể thấy được con người thật.

Theo cô Shahrazad A. Shareef, tốt nghiệp bậc Tiến sĩ Đại học Duke, giảng viên dạy luận tại American Study, một bài luận hay không đến từ việc dùng những từ ngữ hay nhất, mà đến từ việc dùng đúng giọng nói của chính mình.

“Hội đồng tuyển sinh có thể cảm nhận rất rõ đâu là bài viết thật, đâu là bài sao chép hay do AI tạo ra. Học sinh cần viết luận bằng chính giọng văn cá nhân một cách chân thực. Đó là thứ không thể sao chép được”, cô nói thêm.

Chỉnh sửa và hoàn thiện với cố vấn

Các giáo viên này cho rằng, bài luận chỉ thực sự đạt chất lượng khi được chỉnh sửa bởi người có chuyên môn. Học sinh thường khó tự nhận ra điểm yếu vì bị cuốn vào câu chuyện của mình dù có học lực tốt, từ vựng phong phú. Một số em chọn đề tài quá rộng khiến nội dung lan man, thiếu trọng tâm; hay kể lại sự việc nhưng không phân tích, dẫn đến bài viết thiếu chiều sâu.

Do đó, việc trao đổi với cố vấn có thể giúp học sinh nhận ra những chi tiết còn mơ hồ, thông điệp chưa rõ ràng hoặc giọng văn thiếu tính cá nhân, những yếu tố thường không dễ phát hiện khi tự viết.

“Không chỉnh sửa thì khó đạt chất lượng tối ưu. Học sinh nhiều khi có ý tưởng hay nhưng viết lan man, không rõ trọng tâm”, cô Pamela McGowen, tốt nghiệp Đại học Princeton nhận xét.

Phạm Nhật Quang, học viên American Study, trúng tuyển Johns Hopkins học bổng 6,5 tỷ đồng chia sẻ, sự hỗ trợ tận tâm từ thầy Dan – giáo viên tại American study, tốt nghiệp Đại học Southern California), đã giúp em sửa bài luận nhiều lần, giúp em đạt được thành công này.

“Dưới sự góp ý của thầy thì em đã viết bài luận thể hiện được bản sắc cá nhân, niềm đam mê trong sinh học và giúp em chinh phục được ban tuyển sinh đại học Mỹ”, nam sinh nói thêm.

Bí quyết viết luận từ giáo viên tốt nghiệp Harvard, Stanford, Princeton

Học viên American Study trúng tuyển đại học đại học top đầu Mỹ chia sẻ cách viết luận. Video: American Study

Tại , học sinh học cách viết luận, đồng thời, được khai phá bản thân, xây dựng tư duy phản biện và phát triển giọng văn cá nhân, những yếu tố cốt lõi giúp hồ sơ nổi bật trong mắt hội đồng tuyển sinh Mỹ.

Đội ngũ cố vấn, giáo viên tại American Study đều tốt nghiệp các trường đại học top đầu Mỹ như Harvard, Stanford, Princeton, Columbia, Yale, Duke… trực tiếp đồng hành cùng học sinh trong hành trình lên ý tưởng đến hoàn thiện bài luận sắc nét mang dấu ấn riêng. Mỗi bài luận không chỉ đáp ứng yêu cầu tuyển sinh, mà còn thể hiện rõ con người thật và hành trình trưởng thành của các bạn trẻ.

Nhật Lệ

“Bí quyết viết luận từ giáo viên tốt nghiệp Harvard, Stanford, Princeton” là chủ đề nằm trong chuỗi kiến thức chuyên sâu về du học Mỹ của American Study. Qua đây, các chuyên gia đưa ra những nội dung quan trọng, cập nhật, phân tích từ chuyên gia nhằm giúp phụ huynh và học sinh nắm bắt đầy đủ về cách xây dựng hồ sơ chinh phục đại học top đầu Mỹ.
Phụ huynh nhận buổi học luận miễn phí và tài liệu 33 bài luận trúng tuyển đại học top đầu Mỹ .