Cái lý của người bác sống tằn tiện để mua nhà Hà Nội cho con

Cái lý của người bác sống tằn tiện để mua nhà Hà Nội cho con

bởi

trong
Cái lý của người bác sống tằn tiện để mua nhà Hà Nội cho con

Trong khi nhiều người khác lo đi ăn, chơi, hưởng thụ thì bác tôi sống tằn tiện, dùng tiền đó mua nhà tích lũy, để giờ con cái hưởng lộc.

Tôi là tác giả bài viết “”. Trong gia đình tôi còn có ba, bốn người chú, bác cũng từ quê lên thành phố và đều mua được mấy căn nhà nhờ phương châm sống tằn tiện từ thời trẻ. Tất nhiên, để làm được vậy, họ phải tiết kiệm hết mức có thể, gần như không bao giờ nghĩ tới việc tiêu xài, hưởng thụ, tiền tích góp chỉ tập trung cho mục tiêu mua nhà.

Nhiều người nghĩ cuộc sống như vậy khó khăn, sống khổ sở, con cái sau này không biết lao động, quý trọng đồng tiền. Nhưng thực tế tôi thấy nhà các bác sống vẫn tốt, con cái vẫn được học hành đầy đủ, có việc làm đàng hoàng, lương cao.

Chỉ là tư duy của những người như họ nhạy bén, biết tính toán cho tương lai xa. Trong khi nhiều người khác còn lo đi ăn, đi chơi, đi hưởng thụ thì họ đã biết dùng tiền đó mua nhà tích lũy. Thời bác mình mua nhà đất cách đây khoảng 20-30 năm, có mảnh đất giá chỉ mấy chục triệu, có mảnh đắt hơn cũng chỉ gần 200 triệu, giờ tăng giá toàn tiền tỷ.

Từ ngày bác mua căn nhà thứ năm cách đây khoảng chục năm, hai bác tôi chỉ làm việc cầm chừng để giữ sức khỏe, vui vầy, hưởng thụ với con cháu. Thời trẻ hai bác vất vả vì còn lo tích lũy, nhưng khi về già lại có cuộc sống thực sự viên mãn, muốn gì có đó, không phải bận tâm, lo lắng bất cứ thứ gì.

>>

Tôi thì không làm được như vậy, nhưng tôi thấy cách làm của hai bác rất hợp lý. Thấy bác đón tuổi già rất nhàn nhã, thảnh thơi. Thấy con bác tự tin bước vào đời vì có bố mẹ hậu thuẫn phía sau, lại không phải lo gánh nặng cha mẹ già trên vai như nhiều gia đình khác, tôi nhận ra đó là một quyết định hoàn toàn đúng đắn.

Người ta chỉ thiếu tự tin khi bước chân vào đời mà không có tiền, không có ai giúp đỡ mà thôi, chứ chẳng ai thiếu tự tin khi có bố mẹ giàu có cả. Nên việc bố mẹ tiết kiệm chẳng liên quan gì đến việc con cái thế nào sau này. Ngược lại, những đứa con trong gia đình đủ đầy còn thấy rất tự tin vì có bố mẹ hậu thuẫn phía sau. Nhờ có sự vất vả, tằn tiện của bố mẹ đã tạo nên khối tài sản. Nhờ khối tài sản ấy mà đứa con tự tin vào đời.

Có thể nói, kinh tế của bố mẹ chính là bệ đỡ, là sự tự tin cho con cái. Một điều chắc chắn là những đứa con trong gia đình có bố mẹ thế này khi sinh sống, làm ăn sẽ nhãn nhã hơn rất nhiều so với đứa con sinh ra trong gia đình mà bố mẹ không có tiền. Ít nhất, chúng đã có sẵn nhà để ở, làm ăn đã có vốn ban đầu, không cần trả lãi. Kể cả nếu chúng không thành công thì cũng không bao giờ cần phải lo khi bố mẹ ốm đau bệnh tật thì tiền ở đâu để trả viện phí, mua thuốc men, anh góp bao nhiêu, em góp bao nhiêu để chăm lo cho bố mẹ?

Tôi có mấy người sếp lớn – những người thực sự giàu có nhưng sống rất đơn giản. Từ phong cách ăn mặc, đến ăn uống, du lịch, hưởng thụ… mọi thứ với họ đều rất nhẹ nhàng, tối giản. Họ thờ ơ với mọi thứ vật chất, thú vui, mọi sự hưởng thụ.

Trong khi đó, tôi ít tiền, thiếu thốn từ nhỏ, nên cứ thấy nhà, thấy tiền, du lich, đồ ăn ngon… là mê đắm, nghĩ chúng rất hay ho, thú vị, phải tìm cách để có được, để được trải nghiệm một lần. Nhưng có những người giàu đến mức họ thấy những thứ đó rất bình thường. Đi du lịch châu Âu với họ cũng chỉ như sống ở Hà Nội đi dạo một vòng quanh hồ Gươm, hồ Tây, vào khách sạn 5 sao cũng giống ngồi quán vỉa hè ăn bát phở.

Tóm lại, người không có tiền thì luôn nghĩ đến việc hưởng thụ, nhưng người giàu nứt đố đổ vách, việc hưởng thụ của họ đơn giản hơn nhiều. Và tôi ngưỡng mộ những người dám hy sinh tuổi trẻ để tiết kiệm cho tuổi già được viên mãn, an yên.

TCD