Cấp xã đổi mới để cấp sổ đỏ

Cấp xã đổi mới để cấp sổ đỏ

bởi

trong
Cấp xã đổi mới để cấp sổ đỏ

Mẫu sổ đỏ mới áp dụng kể từ ngày 1-1-2025 – Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Nhưng về phía người dân, thông tin cấp xã làm thủ tục, trong đó có cấp sổ đỏ lần đầu cho dân, những ngày qua đã nhận rất nhiều phản hồi tích cực, bởi đây là việc rõ ràng người dân sẽ hưởng lợi do không phải lên cấp huyện như trước.

Nhìn lại Luật Đất đai 1993 – đạo luật quy định cấp tỉnh được trao quyền cấp sổ đỏ lần đầu cho hộ gia đình. Khi luật đi vào cuộc sống đã nảy sinh nhiều vấn đề cần phải sửa đổi, do hồ sơ đề nghị cấp sổ đỏ tăng lên chóng mặt mà cấp tỉnh không thể kham nổi.

Đến Luật Đất đai 2003 đã đổi mới với quy định thủ tục đất đai của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư cấp lần đầu thuộc thẩm quyền của cấp huyện.

Kể từ đó cấp huyện cấp sổ đỏ lần đầu cho dân duy trì trong hơn 20 năm qua theo Luật Đất đai 2003, 2013 và 2024, đến nay lần đầu được giao cho cấp xã khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp.

Nhóm việc thuộc thẩm quyền của cấp xã nay đã rõ, nhưng thách thức rất lớn, cần phải rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai vì để hoàn thành nghĩa vụ tài chính, xác nhận nghĩa vụ cấp sổ đỏ mất khoảng 20 ngày.

Để rút ngắn thời gian này, trước mắt mỗi cán bộ công chức cần nhanh chóng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, đổi mới tư duy, thay đổi tác phong phục vụ người dân, nỗ lực làm việc với tâm thế “việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm”.

Cán bộ cấp xã cần được đào tạo, tập huấn để làm quen với những công việc, thẩm quyền mới và ban hành kịp thời các quy trình hướng dẫn nội bộ xử lý thủ tục hành chính một cách trơn tru.

Nếu cấp xã không chuyển mình mạnh mẽ thì rất khó đáp ứng yêu cầu của thực tế sau sáp nhập, khi nhiệm vụ của cấp huyện trước đây đã được trao toàn bộ thẩm quyền về xã.

Chuyển đổi số mạnh mẽ, sử dụng dữ liệu số xử lý công việc cho dân chính là mục tiêu chiến lược mà chính quyền cấp xã phải bắt tay vào làm ngay. Phải xác định việc số hóa hồ sơ đưa vào cơ sở dữ liệu là con đường duy nhất, ngắn nhất tạo đột phá trong xử lý thủ tục đất đai.

Không chỉ cấp sổ đỏ, các thủ tục khác như thu hồi đất, bồi thường, định giá đất, giao đất, cho thuê đất, giải quyết tranh chấp… cũng đang được đặt kỳ vọng “gần dân” hơn nữa để tránh những vụ việc khiếu nại, tố cáo vượt cấp như những năm qua gây ra biết bao hệ lụy, bức xúc.

Khi thực hiện giải quyết thủ tục hành chính theo từng nhóm công việc của từng cấp đã “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ thẩm quyền, rõ trách nhiệm” thì sẽ không còn chuyện hồ sơ đẩy đi đẩy lại với 1.001 lý do nghe có vẻ rất “hợp lý”.

Tại cuộc họp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 4-7, Tổng Bí thư Tô Lâm một lần nữa nhấn mạnh đến trách nhiệm của chính quyền cấp xã: “Bây giờ mà bảo cái này ông lên sở này, sở kia mà hỏi thì không được rồi. Câu ấy hết sức vô trách nhiệm, không thể trả lời dân như vậy”.

Nhưng để chính quyền cấp xã “không thể trả lời dân như vậy”, để cấp xã làm tốt sứ mệnh lần đầu áp dụng mà trước đây của cấp trên thì cấp trên như tỉnh, bộ, ngành cũng phải nhanh chóng đổi mới tư duy, “đột phá của đột phá” hoàn thiện thể chế.

Đặc biệt trong thời điểm mà nhiều phòng ban, cán bộ chuyên môn của lĩnh vực quản lý đất đai ở cấp xã còn chưa đủ, chưa bắt kịp, cần phải bổ sung thêm nhân sự, tập huấn kiến thức.

Cấp trên phải đồng hành, hướng dẫn, gỡ nút thắt kịp thời, coi san sẻ công việc với cấp xã là trách nhiệm cần phải ưu tiên số 1 trong thời điểm này.

Cấp xã đổi mới để cấp sổ đỏ - Ảnh 1.Cấp sổ đỏ tại phường, xã: Dân hưởng lợi

Trong ba ngày đầu tháng 7, các trung tâm phục vụ hành chính công tại tỉnh Quảng Trị đã đón tiếp lượng lớn người dân đến làm hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.