Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, việc sử dụng smartphone và internet trở nên phổ biến, dẫn đến tình trạng trẻ em ngày càng ít vận động. Theo một nghiên cứu năm 2021 của Bộ Y tế, gần 30% trẻ em từ 6 đến 17 tuổi không đạt đủ thời gian hoạt động thể chất mỗi ngày. Điều này đặt ra nhiều thách thức cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ.
Việc lười vận động ở trẻ em không chỉ do sự gia tăng của các thiết bị điện tử mà còn do thời gian học tập kéo dài, thiếu cơ sở vật chất và thói quen sống ít vận động. Hậu quả là trẻ em có nguy cơ cao mắc các vấn đề sức khỏe như thừa cân, béo phì, bệnh tim mạch, huyết áp cao, và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển thể chất và tinh thần.
Trẻ em lười vận động không chỉ do sự gia tăng của các thiết bị điện tử mà còn do thời gian học tập kéo dài, thiếu cơ sở vật chất và thói quen sống ít vận động. Hậu quả là trẻ em có nguy cơ cao mắc các vấn đề sức khỏe như thừa cân, béo phì, bệnh tim mạch, huyết áp cao, và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển thể chất và tinh thần.
Dấu hiệu trẻ lười vận động có thể thấy rõ qua việc trẻ dành nhiều thời gian ở trong nhà, không hứng thú với các hoạt động ngoài trời, lười biếng khi được nhờ làm việc vặt và thích sử dụng thiết bị điện tử hơn là chơi đùa.

Hệ thống Y Tế Nhi Đồng 315 – Bé khỏe Mẹ yên tâm
Theo ThS.BS Nguyễn Đặng Bảo Minh – Cố vấn chuyên môn Nhi khoa thuộc Hệ thống Y Tế 315, gia đình và xã hội phải có sự quan tâm sâu sắc về vấn đề trẻ em lười vận động và có giải pháp vì thế hệ tương lai khỏe mạnh.
Giải pháp cho nhà trường và gia đình
- Khuyến khích hoạt động ngoài trời: Cha mẹ và thầy cô nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời như thể thao, đi dạo. Bắt đầu với khoảng 10-15 phút mỗi ngày và tăng dần thời gian vận động.
- Hạn chế thời gian sử dụng thiết bị điện tử: Đặt ra quy định về thời gian sử dụng smartphone và các thiết bị điện tử khác một cách hợp lý.
- Chơi cùng con trẻ: Cha mẹ nên dành thời gian chơi cùng con để khuyến khích và động viên trẻ hoạt động nhiều hơn. Tránh ép buộc hay la mắng khi trẻ không muốn vận động, thay vào đó hãy khích lệ chúng.
- Chế độ dinh dưỡng và giấc ngủ hợp lý: Đảm bảo trẻ có chế độ dinh dưỡng và thời gian ngủ hợp lý để có đủ năng lượng cho các hoạt động thể chất.
Lựa chọn môn thể thao phù hợp
Việc chọn lựa môn thể thao phù hợp với giới tính và độ tuổi rất quan trọng. Theo ThS.BS Nguyễn Đặng Bảo Minh – Cố vấn chuyên môn Nhi khoa thuộc Hệ thống Y Tế 315: Giáo dục trẻ về tầm quan trọng của vận động thể lực và tạo hứng thú cho các hoạt động thể chất là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ.
Bé gái nên chọn các môn giúp cơ thể phát triển chiều cao, đường cong và có xu hướng nghệ thuật, như:
- Múa bale, khiêu vũ, thể dục nhịp điệu: Giúp phát triển sự dẻo dai, linh hoạt, cải thiện tư thế và thăng bằng.
- Bơi lội: Tăng cường sức khỏe toàn diện và phát triển cơ bắp.
- Thể thao đồng đội (cầu lông, bóng chuyền): Tăng khả năng làm việc nhóm và giao tiếp.
Bé trai nên chọn các môn mạnh mẽ, ngoài trời, vận động mạnh và theo đội nhóm. Ví dụ như:
- Bóng đá: Cải thiện sức bền và khả năng phối hợp nhóm.
- Bóng rổ: Phát triển khả năng nhảy cao, sức mạnh chân và phối hợp tay – mắt.
- Bơi lội: Phù hợp cho cả nam và nữ, tăng cường sức khỏe tim mạch và hô hấp.
- Đá cầu, xe đạp, cầu lông: Kích thích phát triển sự linh hoạt, khả năng phản xạ và sức bền.

Hệ thống Y tế Nhi Đồng 315 với hơn 70 phòng khám trải dài khắp cả nước mang đến sự thuận tiện cho gia đình và các bé khi di chuyển đến phòng khám gần nhất
Hệ thống Y Tế 315:
Hotline: 0901.315.315