Chủ tịch Công ty Thái Dương ‘dành cả tâm huyết’ cho dự án mỏ đất hiếm

Chủ tịch Công ty Thái Dương ‘dành cả tâm huyết’ cho dự án mỏ đất hiếm

bởi

trong

Chiều 14.5, TAND TP.Hà Nội tiếp tục xét xử 27 bị cáo trong vụ án sai phạm về khai thác đất hiếm tại mỏ Yên Phú (Yên Bái), liên quan đến Công ty CP Tập đoàn Thái Dương (gọi tắt là Công ty Thái Dương).

Chủ tịch Công ty Thái Dương ‘dành cả tâm huyết’ cho dự án mỏ đất hiếm

Chủ tịch Công ty Thái Dương Đoàn Văn Huấn

ẢNH: PHÚC BÌNH

Tại bản luận tội, đại diện viện kiểm sát đề nghị tuyên phạt bị cáo Đoàn Văn Huấn, Chủ tịch Công ty Thái Dương, mức án 12 – 15 năm tù về 3 tội vi phạm quy định về thăm dò, khai thác tài nguyên, vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng và gây ô nhiễm môi trường.

Cấp dưới của ông Huấn là bị cáo Nguyễn Văn Chính, Phó giám đốc kiêm Kế toán trưởng, bị đề nghị mức án 8 – 10 năm tù về 2 tội vi phạm quy định về khai thác tài nguyên và vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng.

“Nếu không làm thì sẵn sàng nhận án tử hình”

Tự bào chữa hành vi vi phạm quy định về khai thác tài nguyên, Chủ tịch Công ty Thái Dương Đoàn Văn Huấn nói “sai thì sai rồi”, nhưng xin được phân trần thêm một số tình tiết, vì đây là dự án mà bị cáo “mang tất cả tâm huyết để làm”.

Theo quy định, để khai thác đất hiếm, doanh nghiệp phải xây dựng nhà máy thủy luyện và nhà máy chiết tách. Công ty Thái Dương không có giấy chứng nhận đầu tư cả hai nhà máy này, song vẫn được cấp giấy phép.

Ông Huấn cho hay, đã tham khảo kinh nghiệm nhiều nơi, thấy rằng việc xây dựng nhà máy thủy luyện và nhà máy chiết tách phải thực hiện tuần tự chứ không thể làm cùng một lúc. Thực tế, Công ty Thái Dương đã hoàn thiện nhà máy thủy luyện ở Yên Bái, dự kiến tháng 6.2024 sẽ xây nhà máy chiết tách ở Hải Phòng. “Tôi quyết tâm làm, nhưng đang làm thì bị bắt, mọi thứ dang dở”, bị cáo nói, thậm chí cam kết “nếu không làm thì sẵn sàng nhận án tử hình”.

Vẫn theo lời Chủ tịch Công ty Thái Dương, suốt quá trình doanh nghiệp khai thác đất hiếm, mọi thứ “đều nói là tốt”, không có cơ quan nào đưa ra cảnh báo hoặc nhắc nhở. Nếu có, doanh nghiệp sẵn sàng sửa chữa ngay.

Về việc không được bán quặng thô mà phải chế biến sâu, ông Huấn nói nắm được quy định này, vì thế trước khi tiêu thụ, bị cáo đều trực tiếp đến kiểm tra, thấy đối tác đúng là có nhà xưởng nên mới bán.

Ông Huấn cũng nhắc lại bản thân mới học hết lớp 8, do đó hiểu biết hạn chế. Các vấn đề liên quan đến sổ sách, số liệu, bị cáo giao toàn bộ cho kế toán và hoàn toàn tin tưởng. Dù vậy, bị truy tố ra trước tòa, bị cáo xin nhận trách nhiệm.

 - Ảnh 2.

Các bị cáo trong vụ án sai phạm về khai thác đất hiếm

ẢNH: PHÚC BÌNH

Tính thiệt hại theo giá trị nào?

Bào chữa cho cả bị cáo Đoàn Văn Huấn và Nguyễn Văn Chính, luật sư Vũ Thị Nga, Đoàn luật sư TP.Hà Nội cho rằng, cơ quan tiến hành tố tụng đang sử dụng 2 cơ sở để xác định giá trị khoáng sản đã khai thác trái phép. Một là số lượng khoáng sản thành phẩm (quặng đất hiếm và quặng sắt) mà Công ty Thái Dương đã tiêu thụ. Hai là số lượng khoáng sản đã khai thác, chưa qua chế biến và hiện đang nằm tại kho.

“Số khoáng sản đều do cùng một chủ thể, đều do hành vi khai thác trái phép, nhưng lại được xác định bởi giá trị khác nhau”, luật sư đặt vấn đề.

Vị này cho rằng, để xác định giá trị thiệt hại trong vụ án, cần tính theo giá trị khoáng sản nguyên khai, tức là qua chưa qua chế biến (tuyển, sàng, thủy luyện…), cũng như chưa bao gồm các chi phí hợp lý khác đến khi ra thành phẩm.

Luật sư cũng mong muốn hội đồng xét xử tạo điều kiện cho Chủ tịch Công ty Thái Dương được làm thủ tục ủy quyền cho vợ (là cổ đông của công ty) để nhận lại con dấu, tiếp tục điều hành hoạt động doanh nghiệp, trả lương cho người lao động.