
Noble Crystal Tay Ho WorldHotels Residence có giá sơ cấp từ 188 – 330 triệu đồng/m², quy mô 5 tòa tháp cao 40 tầng, cùng bộ sưu tập Sky Villas độc bản và hơn 50 tiện ích 5 sao – Ảnh: S.S
Giá căn hộ đắt ngang biệt thự, liền kề
Theo báo cáo của CBRE Việt Nam, giá bán căn hộ sơ cấp trung bình tại Hà Nội đã chạm ngưỡng 79 triệu đồng/m², tăng 6% so với quý trước và tới 33% so với cùng kỳ năm trước, cao nhất trong vòng ba năm qua.
Nhiều dự án mới từ trung tâm đến vùng ven Hà Nội ra mắt nửa đầu năm nay cũng ghi nhận một mức giá mới, dao động 80-170 triệu đồng/m2. Khảo sát cho thấy The Matrix One giai đoạn 2 (MIK Group) giá từ 116 – 166 triệu đồng/m², Sun Feliza Suites (Sun Group) khoảng 160 triệu đồng/m², LongBien Central của Taseco Land có giá thăm dò gần 120 triệu đồng/m2.
Trong khi đó, khu vực Tây Hồ đang nổi lên như tâm điểm dẫn dắt thị trường với mặt bằng giá căn hộ sơ cấp trung bình đã đạt 185 triệu đồng/m² ngay từ quý 1 năm nay, vượt xa mức trung bình toàn thành phố.
Theo Batdongsan.com.vn, giá căn hộ tại đây tăng trung bình 27%/năm trong 3 năm qua, một số dự án “cháy hàng”. Các căn penthouse, duplex hay góc tầng cao view hồ Tây đã ghi nhận giao dịch chạm ngưỡng 300 – 330 triệu đồng/m², mức giá trước đây vốn chỉ thấy ở các dự án siêu sang tại khu vực Hoàn Kiếm hay Ba Đình.
Tại khu đô thị quốc tế Ciputra, một trong những “tọa độ vàng” của bất động sản Hà Nội, Noble Crystal Tay Ho WorldHotels Residence – dự án căn hộ hàng hiệu do Sunshine Group phát triển đang ghi nhận mức giá sơ cấp từ 188 – 330 triệu đồng/m². Đây là dự án Branded Residences đầu tiên trên thế giới được vận hành bởi WorldHotels – thương hiệu cao cấp nhất thuộc tập đoàn khách sạn toàn cầu BWH Hotels.
Cũng trong khu vực này, hai dự án khác của Sunshine Group đã đi vào vận hành là Sunshine City quy mô 6 toà tháp cao 38 – 40 tầng với gần 2.000 căn hộ cao cấp, giá thị trường quanh mức 110 – 120 triệu/m2 và Sunshine Golden River cao 35 tầng, quy mô hơn 200 căn hộ hạng sang dao động từ gần 130 – 210 triệu đồng/m².

Sunshine Golden River bàn giao từ cuối 2023, đầu 2024, với 100% căn hộ sở hữu vườn tư gia trên không rộng từ 24m² đến hơn 81m² – không gian lý tưởng để gia chủ có thể trồng rau sạch, tạo lập vườn hoa sinh thái, bonsai nghệ thuật hay khu thưởng trà thư giãn – Ảnh: S.S
Một số dự án khác như Heritage West Lake ghi nhận từ 130 – 180 triệu/m²; Celestine Westlake: 140 – 250 triệu/m², Skyline Westlake: 100 – 160 triệu/m², Han Jardin: 110 – 150 triệu/m²; HH9 CT01 Starlake: 112 – 160 triệu/m²…
Vì sao chung cư ngày càng đắt giá?
Theo các chuyên gia và đại diện các doanh nghiệp, chi phí đầu vào tăng mạnh như tiền giải phóng mặt bằng, tiền sử dụng đất, hạ tầng/xây dựng, chi phí vốn…khiến giá chung cư được dự báo sẽ tiếp tục tăng cao và khó giảm. Đơn cử khu vực Tây Hồ Tây, theo bảng giá đất mới Hà Nội ban hành cuối 2024, đây tiếp tục là khu đô thị có tốc độ tăng trưởng giá đất cao nhất Hà Nội, với trên 113 triệu đồng/m2, tăng đến 225% sau điều chỉnh.
Bên cạnh giá đất, chi phí xây dựng cũng đang tăng vọt do tình trạng khan hiếm vật liệu, đẩy giá lên khoảng 10-15% so với các năm trước. Đây là yếu tố trực tiếp khiến giá thành sản phẩm nhà ở bị đội lên đáng kể.
Một nguyên nhân khác đến từ sự mất cân đối cung cầu kéo dài. Thời gian qua, thị trường chưa có dự án mới nào thực sự được cấp phép ra hàng, theo ông Phạm Đức Toản, CEO EZ Property. Hầu hết, những dự án đang mở bán đều là hàng tồn hoặc dự án cũ của các chủ đầu tư lớn.
Nhất là tại các khu vực đặc biệt như Tây Hồ Tây, tình trạng khan hiếm ở mức kỷ lục khi các dự án mới hầu như vắng bóng. Những dự án đã mở bán từ trước đa phần đã bán hết, chỉ còn sót lại một lượng căn hộ rất hạn chế. Nguồn cung sơ cấp cạn kiệt, trong khi trên thị trường thứ cấp, lượng giao dịch cũng trở nên nhỏ giọt.

Quỹ đất cạn kiệt, các dự án đang triển khai xây dựng tại Tây Hồ Tây chủ yếu là dòng sản phẩm cao cấp, hàng hiệu – Ảnh: S.S
Đại diện một sàn giao dịch tại Hà Nội cho biết, tỉ lệ tin rao bán lại chung cư khu vực này trong năm 2024 đã giảm từ 50 – 60% so với năm trước và năm 2025 thậm chí còn thấp hơn, khi nhiều chủ sở hữu “không muốn bán” bất chấp giá tăng mạnh.
“Trong bối cảnh giá chung cư leo thang và thiếu hụt nguồn cung mới, một căn hộ cao cấp tại Tây Hồ Tây không đơn thuần là nơi an cư, mà đã trở thành một loại tài sản đặc biệt vừa bảo toàn giá trị, vừa có khả năng tăng trưởng bền vững trong dài hạn” vị này cho hay.
Chính sự mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu khiến mặt bằng giá bị đẩy lên cao, nhưng người mua vẫn buộc phải chấp nhận nếu muốn sở hữu một sản phẩm tại khu vực được đánh giá là đang bứt tốc nhất về hạ tầng và có tiềm năng tăng trưởng hàng đầu thủ đô.