Chuyện làng công nhân trong rừng cao su ở TP.HCM

Chuyện làng công nhân trong rừng cao su ở TP.HCM

bởi

trong

Nằm lọt thỏm bên rừng cao su ở xã Châu Đức, TP.HCM (tên cũ là xã Cù Bị, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Làng công nhân cao su đội Cù Bị 3 (Công ty cổ phần cao su Bà Rịa là nơi sinh sống của nhiều gia đình công nhân cao su từ các tỉnh phía bắc. Họ tìm đến nơi này với khát vọng đổi đời.

Chuyện làng công nhân trong rừng cao su ở TP.HCM

Ngôi làng công nhân này được thành lập vào năm 2023, công nhân chủ yếu là người đồng bào đến từ Nghệ An, Hà Giang. Hiện ở đây có hơn 75 hộ gia đình với gần 200 nhân khẩu.

Khi công nhân đến sinh sống tại làng, ngoài nơi ở miễn phí, công nhân sẽ được cung cấp nhu yếu phẩm thiết yếu. Ngoài ra, công nhân còn được cấp phát bảo hộ lao động và các chế độ khác của công ty.

Chuyện làng công nhân trong rừng cao su ở TP.HCM

Làng công nhân cao su đội Cù Bị 3 (thuộc Công ty cổ phần cao su Bà Rịa) nằm ở xã Châu Đức, TP.HCM (tên cũ là xã Cù Bị, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).

ẢNH: NGUYỄN ANH

Từ cổng bước vào, qua sân bóng chuyền sẽ tới tổ ấm rộng gần 20 m2 của anh Lò Văn Minh và vợ là chị Lò Thị Hương. Với bếp, giường, tủ quần áo, nơi này không thể gọi là quá tiện nghi, nhưng cũng đủ để đáp ứng những nhu cầu hằng ngày của một gia đình… và quan trọng nhất là miễn phí.

Anh Minh khoe sau khi trừ mọi chi phí sinh hoạt, mỗi tháng vợ chồng cũng tiết kiệm được hơn 10 triệu nhờ công việc cạo mủ cao su. Sau 2 năm sống và làm việc ở làng công nhân, cuộc sống của vợ chồng anh đã khấm khá lên nhiều. Ở miền Đông Nam Bộ, 3 thàng đầu năm là thời điểm cao su rụng lá, việc cạo mủ phải tạm dừng lại để cây nghỉ dưỡng. Còn những tháng cao điểm như tháng 6, công nhân có thể được nhận lương tới hơn 16 triệu đồng (sau khi đã trừ các khoản bảo hiểm).

Chuyện làng công nhân trong rừng cao su ở TP.HCM - Ảnh 2.

Anh Ly Seo Vạng (41 tuổi, quê Hà Giang) trút mủ cao su tại nơi tập kết mủ để chuyển về nhà máy. “Hồi trước ở quê em làm ruộng thôi, thu nhập không đủ sống nên em vào đây. Công ty xây nhà cho ở, còn cho đường, sữa, nồi cơm điện… Em mong muốn làm việc để sau này xây được nhà như người ta”, anh Vạng chân thành giãi bày.

ẢNH: NGUYỄN ANH

Chuyện làng công nhân trong rừng cao su ở TP.HCM - Ảnh 3.

Ngôi làng nhỏ đang là chốn trú ngụ của hơn 75 hộ gia đình với gần 200 nhân khẩu. Tất cả đều là công nhân cao su từ các tỉnh xa đến làm việc tại TP.HCM. Khi công nhân đến sinh sống tại làng, ngoài nơi ở miễn phí, công nhân sẽ cung cấp nhu yếu phẩm thiết yếu (mùng, mền, gối, gạo, mì, nồi cơm điện, nồi lẩu điện, bình siêu tốc…)

ẢNH: NGUYỄN ANH

Chị Lê Thị Mỹ Nhựt (đội trưởng đội 7 Công ty cổ phần cao su Bà Rịa) được giao quản lý làng công nhân này. Chị Nhựt cho biết làng được thành lập vào năm 2023, công nhân chủ yếu là người đồng bào đến từ Nghệ An, Hà Giang. Khi công nhân đến sinh sống tại làng, ngoài nơi ở miễn phí, công nhân sẽ cung cấp nhu yếu phẩm thiết yếu.

Ngoài ra, công nhân còn được cấp phát bảo hộ lao động và các chế độ khác của công ty; chưa kể mỗi tháng một gia đình còn được tặng 80.000 đồng tiền điện và còn nhiều hỗ trợ thường xuyên khác. Cuối năm, phía công ty còn bao trọn gói hai chiều xe đi về để công nhân về quê và quay lại làm việc.

Chuyện làng công nhân trong rừng cao su ở TP.HCM - Ảnh 4.

Sau khi đưa mủ cao su tới nơi tập kết, các công nhân cao su sẽ vệ sinh, dọn dẹp trước khi về nhà. Thu nhập tiền lương tại công ty hiện cao hơn so với cách trả lương cũ; người lao động được hỗ trợ công chuyên cần do đầu mùa khai thác, sản lượng thấp.

ẢNH: NGUYỄN ANH

Chuyện làng công nhân trong rừng cao su ở TP.HCM - Ảnh 5.

Nhiều cặp vợ chồng từ các tỉnh Nghệ An, Hà Giang vào làm công nhân tại Công ty cổ phần cao su Bà Rịa. Công ty thường tổ chức cho đoàn cán bộ đi đến từng xã, từng thôn để tuyên truyền, vận động lao động nhàn rỗi đi vào làm việc với những chính sách ưu đãi vượt trội.

ẢNH: NGUYỄN ANH

“Nhờ chế độ tốt nên số lượng lao động ở làng công nhân tăng mạnh theo từng năm. Khi mới thành lập (2023) cả làng chỉ có 35 lao động; chỉ 1 năm sau (2024) đã tăng lên tới 86 lao động. Hiện nay (tháng 7.2025) trong làng hiện có 75 hộ với gần 200 nhân khẩu, trong đó có 160 người là lao động tại Công ty cổ phần cao su Bà Rịa”, chị Nhựt hồ hởi kể.

Chuyện làng công nhân trong rừng cao su ở TP.HCM - Ảnh 6.
Chuyện làng công nhân trong rừng cao su ở TP.HCM - Ảnh 7.
Chuyện làng công nhân trong rừng cao su ở TP.HCM - Ảnh 8.

Hiện nay, tiền lương bình quân của công nhân trong 6 tháng năm 2025 đạt khoảng 13,1 triệu đồng/người (cao hơn 6 triệu đồng so với tháng 6.2024).

ẢNH: NGUYỄN ANH

Từ nhiều năm qua, Công ty cổ phần cao su Bà Rịa đã có kế hoạch thu tuyển lao động tại các tỉnh miền núi phía bắc, đặc biệt là tỉnh Hà Giang cũ. Công ty đã tổ chức cho đoàn cán bộ đi đến từng xã, từng thôn để tuyên truyền, vận động lao động nhàn rỗi đi vào làm việc với những chính sách ưu đãi vượt trội.

Chuyện làng công nhân trong rừng cao su ở TP.HCM - Ảnh 9.

Những đứa trẻ là con của công nhân cao su hồn nhiên chơi đùa ở sân Làng công nhân cao su. Cách làng công nhân cao su khoảng 300m còn có trường học để công nhân thuận tiện cho con đi học.

ẢNH: NGUYỄN ANH

Hiện tại, 250 người lao động là người đồng bào đang đồng hành cùng công ty. Người lao động được xây nhà ở, cung cấp các vật dụng thiết yếu và giải quyết các chế độ, chính sách kịp thời, đầy đủ, giúp người lao động an tâm sản xuất.

Chiến lược phát triển bền vững mà Công ty cổ phần cao su Bà Rịa đang theo đuổi không chỉ nâng tầm giá trị thương hiệu, gia tăng doanh thu, mà quan trọng hơn còn giúp cải thiện thu nhập cho người lao động, đặc biệt là lao động ngoại tỉnh.

Công ty cổ phần cao su Bà Rịa đang nỗ lực hướng tới những chứng chỉ rất quan trọng (EUDR – Quy định về chống phá rừng của Liên minh châu Âu) nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm khi đi vào các thị trường khó tính.