Có Messi, bóng đá Mỹ lại đi thụt lùi

Có Messi, bóng đá Mỹ lại đi thụt lùi

bởi

trong
Có Messi, bóng đá Mỹ lại đi thụt lùi

Messi chưa thể giúp MLS mạnh lên – Ảnh: REUTERS

Nhưng đáng tiếc, sự đầu tư đó đến nay vẫn chưa mang lại hiệu quả như ý. Thậm chí, bóng đá Mỹ có dấu hiệu đi thụt lùi trong những năm gần đây.

Với Messi, Mỹ đã trở thành nền bóng đá tỉ USD

20 năm trước, người hâm mộ thường ví von môi trường bóng đá Mỹ chỉ như nghiệp dư, nếu so sánh với các giải đấu hàng đầu châu Âu, hoặc những môn bóng rổ, bóng bầu dục ở Mỹ.

Nhưng trong nhiều năm trở lại đây, người Mỹ đang ngày càng đổ nhiều tiền cho môn thể thao vua.

Tại cấp độ đội tuyển, Liên đoàn Bóng đá Mỹ (USSF) đã liên tục tăng hạn ngạch lương cho HLV trưởng trong hai thập niên qua.

Cột mốc đầu tiên là khi USSF mời được HLV Jurgen Klinsmann vào năm 2011, với một bản hợp đồng có mức lương 3,2 triệu USD/năm. Con số này cao hơn gấp 3-5 lần so với những đời HLV trước đó như Bob Bradley, Bruce Arena – những người chưa từng nhận lương triệu USD.

Năm 2016, HLV Klinsmann bị sa thải, và có một thời gian người Mỹ trở lại với những chiến lược gia “bình dân” bản địa, cùng mức lương chưa đến 1 triệu USD.

Messi - Ảnh 2.

Messi khiến quỹ lương của bóng đá Mỹ tăng kịch trần – Ảnh: REUTERS

Nhưng đến năm 2024, quyết tâm chuẩn bị cho kỳ World Cup 2026 trên sân nhà khiến USSF một lần nữa chơi lớn. Họ trao bản hợp đồng trị giá 6 triệu USD mỗi mùa cho HLV Mauricio Pochettino vào năm 2024, biến ông thành nhà cầm quân hưởng lương cao nhất lịch sử bóng đá Mỹ nói chung (cả cấp tuyển quốc gia lẫn CLB).

Song song với đó, MLS cũng đang tiêu tiền nhiều hơn bao giờ hết. Năm 2010, tổng quỹ lương của MLS khi đó chỉ là 63,7 triệu USD,

Nhưng đến năm 2024, con số này đã tăng gấp 10 lần, vượt mốc 600 triệu USD. Chỉ riêng Inter Miami, với Messi trong đội hình, đã chi tới 41,7 triệu USD mùa này để trả lương cho các ngôi sao.

Thành tích không tương xứng

Không chỉ bỏ nhiều tiền, bóng đá Mỹ cũng ngày càng đào tạo nên nhiều ngôi sao. Theo Transfermarkt, hiện có đến 21 cầu thủ người Mỹ được định giá trên 10 triệu USD, 8 cầu thủ được định giá trên 20 triệu USD.

Chất lượng cầu thủ Mỹ hiện tại không hề kém hơn những nền bóng đá trung lưu của châu Âu như Đan Mạch, Serbia, Áo…

Nhưng rồi thành tích của đội tuyển quốc gia Mỹ lại ngày càng đi thụt lùi. Thất bại ở chung kết Gold Cup rạng sáng 7-7 (giờ Việt Nam) là minh chứng.

Trong giai đoạn 2002-2013, Mỹ vô địch Gold Cup đến 4 lần. Nhưng từ 2019 đến nay, họ chỉ 1 lần vô địch sau 4 lần dự giải, dù đối trọng quen thuộc là Mexico cũng trồi sụt thất thường.

Trước Gold Cup, tuyển Mỹ gây thất vọng lớn với chuỗi 4 trận thua liên tiếp trong năm 2025. Thầy trò ông Pochettino thua từ Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ cho đến Canada, Panama.

Nếu không có suất dự mặc định dành cho đội chủ nhà, người Mỹ hoàn toàn có thể vắng mặt ở World Cup 2026, như lần họ thất bại ở chiến dịch vòng loại World Cup 2018.

Có Messi, bóng đá Mỹ lại đi thụt lùi - Ảnh 4.

Tuyển Mỹ (áo trắng) ngày càng sa sút – Ảnh: REUTERS

Điều lạ lùng là trong 1-2 thập niên trước đây, với dàn cầu thủ bị đánh giá là “đá như robot”, tuyển Mỹ lại là thế lực thực thụ ở các kỳ World Cup. Họ thường xuyên vượt qua vòng bảng, và từng vào đến tứ kết giải năm 2002.

Không chỉ đội tuyển quốc gia, chất lượng các CLB cũng khiến người hâm mộ bóng đá Mỹ chán ngán. Chỉ qua một kỳ FIFA Club World Cup, chất lượng của MLS bị lột tả trần trụi.

Messi là tất cả những gì MLS có lúc này. Anh đi bóng, anh kiến tạo, ghi bàn, lùi sâu tranh chấp, làm tất cả chỉ để Inter Miami vượt qua bảng đấu dễ thở nhất giải, và rồi thua thảm khi đụng độ một đại gia châu Âu.

Messi - Ảnh 4.

Tillman (áo đen) sinh trưởng tại Đức, chỉ chọn khoác áo tuyển Mỹ từ năm 21 tuổi – Ảnh: REUTERS

Nhưng cũng chính bởi sự xuất sắc của Messi, hay phần nào đó là Suarez, Alba…, chất lượng cầu thủ Mỹ càng lộ rõ. Những cầu thủ ở độ tuổi đôi mươi lại hoàn toàn không theo kịp bước chạy của các lão tướng U40.

Ngay cả những ngôi sao quốc tịch Mỹ hiện tại cũng không hẳn đến từ nền tảng đào tạo của bóng đá xứ cờ hoa.

Malik Tillman (PSV), ngôi sao được định giá 40 triệu USD, thật ra sinh trưởng tại Đức. Cách anh chọn khoác áo tuyển Mỹ cũng tương tự như chuyện các ngôi sao Hà Lan nhập tịch Indonesia.

Những ngôi sao khác như Antonee Robinson (Fulham), Florin Balogun (Monaco), Yunus Musah (AC Milan) cũng không khác là bao. Họ theo chân gia đình sang châu Âu từ khi còn là những cậu bé 7-8 tuổi, và chỉ chọn khoác áo tuyển Mỹ khi trưởng thành.

Messi rõ ràng chỉ xem Inter Miami như một nơi “dưỡng lão”, để anh duy trì việc chơi bóng trong lúc chờ đợi các giải đấu cấp tuyển quốc gia.

Và với những ngôi sao từ châu Âu đó, cả ở MLS, cả ở tuyển quốc gia, người Mỹ phải đặt ra câu hỏi – liệu họ có đang hết lòng vì màu cờ sắc áo của quốc gia giàu mạnh nhất thế giới?