Con tôi hay chê ‘cơm nhà mẹ nấu dở hơn ông bà’

Con tôi hay chê ‘cơm nhà mẹ nấu dở hơn ông bà’

bởi

trong
Con tôi hay chê ‘cơm nhà mẹ nấu dở hơn ông bà’

Các con tôi sang chơi nhà ông bà thì ăn hết veo, trong khi về nhà mẹ nấu thì bảo không ngon bằng.

Bọn trẻ nhà tôi rất hay khen đồ ăn của ông bà nấu. Cơm chan canh, bát thịt kho, miếng trứng chiên – mỗi lần về nhà ông bà làm cho cũng ăn hết veo. Về nhà, mẹ nấu y như vậy mà cứ chê nhạt nhẽo, bảo không ngon bằng.

Tôi để ý, ông bà nêm nếm rất nhiều gia vị khi nấu, còn nhà tôi thì không, chỉ nêm một chút xíu muối.

Cũng phải thừa nhận, có thêm một chút gia vị, món ăn sẽ dậy mùi, đậm đà hơn thật. Nhưng cái chuyện ngon đó, đôi khi lại khiến mình mù quáng với những rủi ro đằng sau.

Nhiều người, bao gồm bạn bè, tôi gọi là bị “điếc mùi vị” do ảnh hưởng của gia vị quá nhiều, do ăn ngoài hàng quán thường xuyên. Ai mà biết trong bát nước lèo mình ăn có gì? Có phải thịt sạch, cá tươi không? Bao nhiêu hóa chất, hương liệu, phẩm màu đã được cho vào để biến một thứ bình thường, thậm chí là ôi thiu thành ngon lành?

Nhiều vụ triệt phá cơ sở chế biến thực phẩm bẩn cho thấy chỉ cần qua vài bước tẩy rửa, tẩm ướp là lòng heo thối có thể trở nên bóng bẩy, thịt ôi có thể thơm phức, hấp dẫn. Người ăn thì cứ khen đậm đà, thơm ngon, hợp khẩu vị.

Cảm giác ngon đôi khi là một ảo giác do gia vị tạo nên. Nhiều người ăn thấy ngon là nghĩ món ăn chất lượng. Nhưng thực ra, có thể thứ mình đang ăn là thịt thối đã ngâm hóa chất, chan nước lèo pha bột tạo mùi, và phủ lên lớp gia vị đậm đặc đến mức không phân biệt nổi đâu là vị thật của nguyên liệu.

Mà một khi đã quen với vị đậm, vị bùng nổ, thì trở lại món ăn bình thường sẽ thấy nhạt nhẽo, mất ngon. Đây là cách thói quen ăn uống bị định hình lại, và không hẳn theo hướng tốt.

Chúng ta hay đổ lỗi cho trẻ em “chê cơm nhà”, “nghiện đồ ăn vặt”, nhưng thực chất, khẩu vị của các em bị chi phối bởi những gì người lớn cung cấp. Một chiếc bánh rán nhiều phẩm màu, một tô bún bò nêm đậm, hay gói thức ăn vặt ngọt gắt những thứ đó hấp dẫn hơn nhiều so với món ăn gia đình thanh đạm. Dần dần, vị giác quen với vị mạnh, đồ ăn lành mạnh không còn chỗ đứng nữa.

Tôi không phủ nhận việc nêm nếm giúp món ăn ngon hơn. Nhưng giữa ngon và tốt cho sức khỏe không phải lúc nào cũng trùng nhau. Gia vị có thể làm dậy hương vị, nhưng cũng dễ bị lạm dụng. Ăn mặn quá, ngọt quá, đậm vị quá… lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhiều người nhịn ăn cơm nhà vì nhạt miệng, nhưng lại không để ý rằng chính cảm giác thiếu vắng ấy mới là vị thật của thực phẩm sạch, không bị tẩm ướp.

Cái bẫy nằm ở chỗ, người tiêu dùng không thấy được quá trình chế biến, chỉ thấy kết quả cuối cùng là món ăn bắt mắt, thơm lừng. Nên mới có chuyện , bởi đơn giản là… ngon. Và ngon đã đủ để đánh lừa cảm giác, xóa tan những nghi ngờ.

Hương Xuân