‘Cùng Việt Nam’ – tập thơ bị cấm, sau hơn 50 năm đã đến Việt Nam

‘Cùng Việt Nam’ – tập thơ bị cấm, sau hơn 50 năm đã đến Việt Nam

bởi

trong
‘Cùng Việt Nam’ – tập thơ bị cấm, sau hơn 50 năm đã đến Việt Nam

Từ phải qua: dịch giả Phạm Thị Kim Dung, nhà thơ Đỗ Anh Vũ, nhà phê bình Phạm Xuân Thạch tại buổi ra mắt tập thơ ở Hà Nội – Ảnh: T.ĐIỂU

Trước đó, tập thơ ra mắt bạn đọc Tây Ban Nha năm 2016 nhờ công phát hiện tập thơ trong hồ sơ lưu trữ của cơ quan kiểm duyệt tại Alcalá de Henares của giáo sư Julio Neira Jiménez (Đại học UNED).

Nay, với sự hỗ trợ của Bộ Văn hóa Tây Ban Nha, Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Việt Nam, tập thơ đã được Nhà xuất bản Kim Đồng đưa tới tay bạn đọc Việt Nam đúng dịp kỉ niệm 50 năm thống nhất đất nước.

Cùng Việt Nam – ủng hộ Việt Nam sâu sắc từ bên kia bán cầu

Cùng Việt Nam gồm hơn 40 bài thơ được sáng tác trong những năm 1960, giai đoạn kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam đang diễn ra ác liệt nhất, cũng là lúc phong trào phản chiến lan rộng trên toàn cầu.

Tập thơ do nữ sĩ Angelina Gatell biên soạn năm 1968, với sự tham gia của nhiều nhà thơ nổi tiếng như Rafael Alberti, Gabriel Celaya, Gloria Fuertes, José Agustín Goytisolo, Celso Emilio Ferreiro…

Cùng Việt Nam - Ảnh 2.

Tuyển tập thơ Cùng Việt Nam – tiếng nói ủng hộ nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ của các nhà thơ Tây Ban Nha – Ảnh: T.ĐIỂU

Cùng Việt Nam là lời ủng hộ Việt Nam sâu sắc, chân thành từ bên kia bán cầu.

không chỉ là lịch sử mà còn là tiếng vọng nhân đạo vượt thời gian, phản ánh cái nhìn tình cảm của trí thức Tây Ban Nha với Việt Nam.

Những vần thơ ấy không chỉ thể hiện tình yêu dành cho một dân tộc, mà còn là tiếng nói của lương tri, của lương tâm trước nỗi đau chiến tranh.

Với bản in tại Việt Nam, theo đại sứ Tây Ban Nha tại Việt Nam Carmen Cano De Lasala, do không thể tìm lại các bức tranh và bản khắc ban đầu họa sĩ Julio Álvarez thực hiện, nên trong lần xuất bản bằng tiếng Việt lần này, Cùng Việt Nam đã được 6 họa sĩ Tây Ban Nha và 6 họa sĩ Việt Nam vẽ minh họa mới.

Những bức minh họa được đánh giá là đã thể hiện sự cộng hưởng sâu sắc giữa thi ca và hội họa trong việc truyền tải thông điệp hòa bình, phản chiến và tình đoàn kết nhân loại.

Cùng Việt Nam - Ảnh 3.

Cùng với việc ra mắt tuyển tập thơ, Nhà xuất bản Kim Đồng cũng triển lãm một số bài thơ cùng tranh minh họa tại trụ sở nhà xuất bản – Ảnh: T.ĐIỂU

Sự trở lại quý giá của một tuyển tập từng bị cấm

Theo giáo sư Julio Neira Jiménez – người tìm thấy bản thảo tập thơ sau gần nửa thế kỷ, năm 1968, sau khi biên soạn xong, nữ sĩ Angelina Gatell đã lần lượt gửi bản thảo tập thơ đến hai nhà xuất bản, nhưng đều bị từ chối.

Một trong số đó, nhà xuất bản Alfaguara trả lời: “Mặc dù đây là một dự án thú vị, và có tiềm năng bán chạy, hiện tại, Nhà xuất bản Alfaguara chưa có điều kiện để thực hiện dự án này”.

Cuối cùng, tổ chức Ciencia Nueva đã đề nghị phát hành 3.000 bản. Tuy nhiên, tập thơ đã bị chính quyền Tây Ban Nha lúc bấy giờ kiểm duyệt vì tư tưởng phản đối Mỹ tham chiến ở Việt Nam.

Mặc dù các báo cáo kiểm duyệt đề nghị cho xuất bản tập thơ nếu có chỉnh sửa, cắt bỏ một số bài, quyết định cuối cùng từ cơ quan cấp bộ vào ngày 28-1-1969 là từ chối xuất bản.

Ngay sau đó chính phủ Tây Ban Nha cũng ra lệnh đóng cửa Nhà xuất bản Ciencia Nueva.

Và phải tới gần 50 năm sau, tập thơ lần đầu được xuất bản tại Tây Ban Nha vào năm 2016, thoát khỏi “bóng tối im lặng của chế độ độc tài cực đoan”.

Các bài thơ được giữ nguyên như bản thảo năm 1968, mặc dù sau đó một số bài được tác giả sửa chữa để đưa vào các cuốn khác.