Cuộc cách mạng diễn tiến thần tốc, Bộ trưởng “thấm” giá trị của cống hiến

Cuộc cách mạng diễn tiến thần tốc, Bộ trưởng “thấm” giá trị của cống hiến

bởi

trong

Cử tri đồng thuận tới 98% với việc sáp nhập tỉnh, xã

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh ý nghĩa giai đoạn nước rút của cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy tại cuộc họp giao ban công tác tháng 4 và triển khai nhiệm vụ tháng 5 của Bộ Nội vụ.

Nói về tháng 4 lịch sử, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà khái quát, Bộ Nội vụ đã làm được rất nhiều việc lớn, hoàn thành 137/146 nhiệm vụ được giao (đạt tỷ lệ 98%), nhiều đơn vị hoàn thành 100% nhiệm vụ.

Cuộc cách mạng diễn tiến thần tốc, Bộ trưởng “thấm” giá trị của cống hiến

Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết thời gian qua toàn Bộ đã làm việc với khí thế của đại thắng mùa xuân năm 1975, kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước (Ảnh: Tống Giáp).

Cụ thể, Bộ tham gia trực tiếp, với tinh thần thần tốc, táo bạo – đúng như khí thế của ngày thống nhất đất nước – cho cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy. Cuộc cách mạng vừa thần tốc, vừa táo bạo, vừa đồng bộ, vừa toàn diện, bao gồm cả việc sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình chính quyền địa phương hai cấp.

Với khối lượng và cường độ công việc cao, Bộ trưởng nhấn mạnh: “Đây thực sự là một cuộc cách mạng vĩ đại, lớn nhất trong lịch sử kể từ khi thành lập nước đến nay”.

Bộ Nội vụ cũng đã tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc và nhắc nhở các bộ, cơ quan ngang bộ cùng các địa phương khẩn trương ổn định sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy. Đồng thời, cơ quan hoạch định chính sách cũng dành quan tâm thỏa đáng giải quyết chế độ, chính sách với đội ngũ cán bộ và cũng như tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo việc vận hành và triển khai công việc sau sắp xếp.

Nội dung công việc quan trọng khác là tập trung cao độ cho việc hoàn thiện hệ thống thể chế.

Trong tháng 4, Bộ đã trình Bộ Chính trị 3 báo cáo, ban hành 3 kết luận, trong đó nổi bật là Kết luận số 130, tiếp đến là Kết luận số 137 và Nghị quyết số 60 của Ban Chấp hành Trung ương. Cùng với đó, Bộ Nội vụ còn tham mưu cho Trung ương đề án phát động Đại hội Thi đua yêu nước năm 2025; tham mưu để Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 76 về sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025…

Cũng trong một tháng 4 lịch sử, Bộ Nội vụ còn tham gia nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, đặc biệt liên quan tới người có công với cách mạng. Bên cạnh đó, Bộ cũng chú trọng xử lý các công việc liên quan đến đánh giá tác động từ quyết định áp thuế quan của Tổng thống Mỹ đến tình hình trong nước, chủ động xây dựng và triển khai các phương án ứng phó.

Bộ Nội vụ cũng rất nỗ lực tham mưu tổ chức thành công chuỗi hội nghị quan trọng, như Hội nghị công bố Chỉ số cải cách hành chính và Chỉ số hài lòng của người dân năm 2024 gắn với hội nghị sơ kết 3 tháng đầu năm của Chính phủ; phiên họp Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương; lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động…

Trong tháng 4, các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ đã có những chuyển động tích cực, đồng bộ và rất khẩn trương, theo đánh giá của Bộ trưởng. Bộ trưởng đặc biệt ấn tượng với công tác truyền thông của Bộ, trong đó báo Dân trí đã phát huy tốt chức năng truyền thông, góp phần tạo sự thống nhất, đồng thuận và tinh thần chung tay thực hiện “cuộc cách mạng vĩ đại về sắp xếp, tổ chức bộ máy”.

“Trong tất cả các nhiệm vụ, việc khó nhất là tổ chức bộ máy và bố trí con người. Song, đến thời điểm này, cuộc cách mạng này đang diễn ra rất tốt đẹp, đạt được sự thống nhất đặt biệt của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận, ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân.

Đúng là “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Việc lấy phiếu cử tri cho thấy tỷ lệ đồng thuận lên đến 98%, nhiều nơi đạt 99,9%. Các địa phương đang triển khai rất thuận lợi”, Bộ trưởng chia sẻ.

Khát vọng cống hiến là động lực lớn lao để làm việc

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, trong tháng 5, trước khối lượng công việc và yêu cầu rất lớn, toàn bộ đội ngũ của Bộ Nội vụ sẽ làm việc không kể ngày đêm, xuyên suốt dịp lễ để đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ những nhiệm vụ quan trọng được giao.

Trong đó, Bộ sẽ dồn sức cho nhiệm vụ sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã và tổ chức lại chính quyền địa phương với 2 cấp. Nội dung này cần trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội trước 30/6, làm cơ sở cho các địa phương triển khai sắp xếp và đảm bảo vận hành cấp xã từ 1/7, cấp tỉnh sau 30/8.

Lãnh đạo Bộ Nội vụ khái quát, tháng 5 là giai đoạn nước rút cho cuộc cách mạng thần tốc. Trong tháng này, Bộ phải xử lý 63 đề án sắp xếp của 63 tỉnh, thành, hoàn thành đề án chung toàn quốc trình lên Ủy ban thường vụ Quốc hội. 

“Bộ Chính trị những ngày này cũng làm việc không nghỉ. Chúng tôi phải căng sức, làm ngày làm đêm liên tục để chuẩn bị nội dung ngày 2/5 tới đây họp Bộ Chính trị. Công việc đổ đến dồn dập, diễn biến nhanh.

Bản thân tôi cũng không lường trước được cuộc cách mạng diễn ra với mức độ thần tốc, nhanh như vậy. Rõ ràng khi cơ hội đến, toàn bộ hệ thống chính trị phải nắm bắt ngay. Cơ hội cho cuộc cách mạng của cả nước đến chớp nhoáng như thế”, bộ trưởng Trà bày tỏ. 

Cuộc cách mạng diễn tiến thần tốc, Bộ trưởng thấm giá trị của cống hiến - 2
Cuộc cách mạng diễn tiến thần tốc, Bộ trưởng thấm giá trị của cống hiến - 3

Vị tư lệnh ngành Nội vụ cho biết, trong tháng 5, một trong những nhiệm vụ quan trọng, áp lực với Bộ là hoàn thiện thể chế và chính sách. Trong tháng này, Bộ phải hoàn thiện dứt điểm 3 Nghị định, 12 Thông tư để đón những đạo luật lớn được thông qua. Bộ trưởng đánh giá, đây đều là những Nghị định khó mà từ nay đến tháng 6 buộc phải xong. Đây đều là những vấn đề gắn với phân cấp phân quyền, giải quyết các vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy. 

“Các Thứ trưởng cũng phải xắn tay vào việc, không thể ngồi chờ cấp dưới trình đề án lên, phê duyệt dăm ba chữ rồi xong. Mỗi văn bản đơn vị dưới gửi lên dứt khoát phải xử lý nhanh nhất có thể, với chất lượng tốt nhất, không được ngâm việc từ ngày này qua ngày khác.

Nguyên tắc của tôi là không để văn bản tồn đọng trên bàn làm việc qua ngày. Dù bận đến đâu tôi cũng phải xử lý công vụ ngay. Nếu không đảm bảo việc đó, rõ ràng không thể hoàn thành được khối lượng công việc khổng lồ như hiện nay.

Cán bộ ngành Nội vụ, theo đó, phải thay đổi tư duy, đặt mục tiêu công việc lên trên hết, không nề hà khó khăn”, bộ trưởng quán triệt. 

Nhấn mạnh nhiệm vụ của Bộ Nội vụ trong giai đoạn nước rút của cuộc cách mạng, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà dùng từ “khó khăn”, “nặng nề”, “nhưng rất đáng tự hào” để miêu tả. 

“Đây là một giai đoạn mang tính lịch sử, công việc mang tính lịch sử và chúng ta là những người được tham gia vào cuộc cách mạng vĩ đại ấy. Cho nên gian khổ, khó khăn, vất vả tới đâu thì trong lòng mỗi “người Nội vụ” cũng tràn đầy tự hào, hứng khởi để làm việc, ốm cũng thành khỏe. 

Khi bước vào cuộc cách mạng này, tôi mới hiểu và thấm thía về giá trị lớn lao vì mục tiêu chung của đất nước. Khi làm việc với khát vọng lớn, cống hiến cho sự nghiệp chung, tự nhiên bản thân thôi cũng thấy phấn chấn, thấy động lực lớn lao để quên hết mệt mỏi, khó khăn. Thực sự chưa bao giờ chúng ta chứng kiến một cuộc cách mạng đồng bộ, toàn diện, quyết tâm, quyết liệt như thế”, Bộ trưởng cho biết.

Những người góp phần làm nên lịch sử

Bộ trưởng nhấn mạnh, một trong những nhiệm vụ quan trọng cần phải tập trung trong tháng 5 là chuẩn bị cho kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV. 

“Đây là kỳ họp lịch sử và chúng ta sẽ góp phần làm nên lịch sử. Bởi cả kỳ họp này, cơ quan quyền lực sẽ tập trung quyết định những vấn đề “nóng nhất cả nước”, trong đó có đề án sắp xếp đơn vị hành chính các cấp, xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp”. 

Cuộc cách mạng diễn tiến thần tốc, Bộ trưởng thấm giá trị của cống hiến - 4

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV sẽ quyết định nhiều vấn đề mang tính lịch sử (Ảnh: Tống Giáp).

Để chuẩn bị cho kỳ họp lịch sử này, Bộ trưởng giao Cục Việc làm cần chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung Luật Việc làm trình Quốc hội, tập trung làm rõ các vấn đề trọng tâm và đề xuất giải pháp thiết thực để giải quyết các thách thức về lao động, việc làm trong bối cảnh hiện nay.

Cục Quản lý lao động ngoài nước được yêu cầu bám sát, đánh giá thực trạng lao động ở nước ngoài, đồng thời đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường lao động ngoài nước, gắn với chính sách xã hội và an sinh xã hội.

“Mọi khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai cần được chỉ rõ và đề xuất hướng xử lý cụ thể”, Bộ trưởng quán triệt. 

Liên quan đến vấn đề điều chỉnh lương, trợ cấp, Bộ trưởng nói rõ, hiện chưa dự báo được tình hình kinh tế của năm 2025 và cả 2026 nên chưa có cơ sở để điều chỉnh lương cơ sở, lương hưu và trợ cấp xã hội.

Bộ trưởng nhấn mạnh trước hết cần tập trung giải quyết các vấn đề liên quan khi thực hiện việc sắp xếp chính quyền địa phương, đặc biệt lưu ý việc hỗ trợ với những đối tượng bị ảnh hưởng.