Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.HCM nhận danh hiệu Anh hùng Lao động

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.HCM nhận danh hiệu Anh hùng Lao động

bởi

trong
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.HCM nhận danh hiệu Anh hùng Lao động

Tổng Bí thư Tô Lâm thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.HCM

Nghi thức trao danh hiệu Anh hùng Lao động cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.HCM diễn ra ngay trong Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tổ chức tại TP.HCM sáng 30-4.

Danh hiệu này là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước đối với thành tích xuất sắc, đột xuất của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.HCM góp phần vào sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Tổ quốc.

Xét đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước Lương Cường đã ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.HCM do đã có thành tích xuất sắc đột xuất trong phòng chống đại dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế, xã hội, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Ngay sau phần công bố quyết định, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trực tiếp trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.HCM.

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cùng các thành viên Thường trực Thành ủy TP.HCM đại diện cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.HCM vinh dự nhận danh hiệu này.

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.HCM nhận danh hiệu Anh hùng Lao động - Ảnh 2.

Lãnh đạo TP.HCM nhận danh hiệu Anh hùng Lao động do Đảng, Nhà nước trao tặng cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.HCM

Những thành tích đặc biệt xuất sắc của TP.HCM

Báo cáo với Thủ tướng trước đó, UBND TP.HCM cho biết trong các năm qua (từ năm 2020 đến năm 2024), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP đã có thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất trong trong phòng, chống đại dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế – xã hội, với phương châm “toàn dân, toàn diện, chống dịch như chống giặc”, đặc biệt là từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát, TP.HCM trở thành tâm dịch. 

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.HCM nhận danh hiệu Anh hùng Lao động - Ảnh 3.

Tổng Bí thư Tô Lâm thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.HCM – Ảnh: TTXVN

Cùng với nhiệm vụ trực tiếp chống dịch để dập dịch, nhiệm vụ giữ vững các hoạt động của thành phố, bảo đảm đời sống của nhân dân vô cùng quan trọng. TP.HCM đã tiếp nhận và phân bổ hơn 71.000 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia để hỗ trợ cho khoảng 4,7 triệu người dân gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19; tiếp nhận trực tiếp hơn 10.800 đơn vị ủng hộ với tổng số tiền hơn 5.908 tỉ đồng, trong đó chi, phân phối số tiền hơn 5.700 tỉ đồng.

Các đoàn thể TP.HCM thực hiện nhiều chương trình nghĩa tình: “Nghĩa tình đồng đội”, “Người nội trợ”, “Nối nhịp sống – Chở yêu thương”, “Triệu túi an sinh”, “Vòng tay Việt”, “Sài Gòn thương nhau”, “ATM gạo”, “Phiên chợ nghĩa tình”, “Phiên chợ 0 đồng”, “ATM Oxy”.

Sau khi chiến thắng đại dịch COVID-19, TP.HCM đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong phục hồi, phát triển kinh tế, khẳng định vị trí đầu tàu không chỉ về tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỉ trọng đóng góp vào GDP và ngân sách Nhà nước, mà còn là trung tâm kết nối và phát triển của cả Vùng kinh tế.

Theo UBND TP.HCM, bước ra từ đại dịch và chịu tác động bất lợi từ những bất ổn về kinh tế, chính trị thế giới, tăng trưởng GRDP năm 2021 của TP.HCM suy giảm sâu ở mức -5,36% nhưng năm 2022 đã phục hồi và tăng 9,03%.

Trong năm 2023 – 2024, mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức nhưng kinh tế TP.HCM tiếp tục hồi phục tích cực, chuyển dịch theo hướng hiện đại, có mức tăng trưởng khá. Ước tính tốc độ tăng GRDP bình quân giai đoạn 2021 – 2025 đạt khoảng 5,3%/năm. 

Nếu tính từ sau giai đoạn COVID-19 (từ năm 2022 tới nay), tăng trưởng bình quân của TP ước đạt 7,7 – 7,9%. 

Tổng thu ngân sách trong năm năm (2020-2024) đạt hơn 2,1 triệu tỉ đồng, bình quân mỗi năm đạt trên 400.000 tỉ đồng, đóng góp ngân sách nhà nước chiếm khoảng 24%. Quy mô thị trường bán lẻ tăng gấp 1,6 lần và xuất khẩu (ăng gấp 1,02 lần so với thời điểm dịch COVID-19.