Đắp lá uống thuốc gia truyền trị bướu, ai ngờ bướu thòng xuống cổ, bít đường thở

Đắp lá uống thuốc gia truyền trị bướu, ai ngờ bướu thòng xuống cổ, bít đường thở

bởi

trong

Khai thác bệnh sử, bà H. cho biết hàng tuần bà đi 2 lần để lấy thuốc gia truyền, mỗi lần lấy thuốc hết 5 triệu đồng, uống trong vòng nửa tháng. Sau 6 tháng, bà thấy không khỏi nên đi tìm một thầy lang khác để đắp lá cây với mong muốn triệt tiêu bướu. Chỉ trong vòng 30 phút đắp lá, vùng da cổ nóng rát, phồng rộp. Bà H. phải điều trị bỏng hơn 1 tháng, da cổ mới lành lặn nhưng vẫn để lại dấu vết thâm đen.

Bà H. tiếp tục đi nhiều nơi để uống thuốc gia truyền. Chạm vào cổ, bà H. không còn thấy khối u, mừng vì tưởng đã điều trị thành công. Tuy nhiên, kết quả chụp CT tại Bệnh viện da khoa Tâm Anh TP.HCM, cho thấy u đã thòng xuống trung thất (khoang nằm giữa lồng ngực, chứa tim, các mạch máu lớn, thực quản, khí quản…). Khối u dài 1 gang tay, rộng khoảng 12 cm, chèn ép khí quản, khiến bà thở rít mỗi khi nằm.

Ai ngờ u đã thòng xuống trung thất

Ngày 9.7, thạc sĩ – bác sĩ chuyên khoa 2 Đoàn Minh Trông, Khoa Ngoại vú – Đầu mặt cổ, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM, cho biết bướu cổ bà H. không biến mất sau khi dùng các phương pháp dân gian mà lớn dần, di chuyển xuống sâu trong trung thất. Bà H. cần phẫu thuật, tuy nhiên bướu đã lọt sâu vào trung thất khiến bác sĩ khó tách u bằng phương pháp thông thường từ đường mổ ở cổ. Bác sĩ có thể cần cưa xương ức để lấy u. Cưa xương ức khiến người bệnh chịu đựng cơn đau nhiều hơn, nguy cơ chảy máu, tổn thương thần kinh, khó thở, nhiễm trùng sau mổ cao, thời gian hồi phục lâu.

Đắp lá uống thuốc gia truyền trị bướu, ai ngờ bướu thòng xuống cổ, bít đường thở

Ê kíp phẫu thuật cho bệnh nhân

ẢNH: T.A

Các bác sĩ rạch da cổ khoảng 10 cm, đưa dao qua các mô cơ. Bướu nằm sâu trong trung thất, dính chặt các cơ quan xung quanh. Ê kíp khéo léo tách các dây thần kinh ra khỏi bướu, sau đó từng bước cắt bướu ra khỏi mô xung quanh, kéo trọn bướu ra ngoài qua đường mổ ở cổ mà không cần cưa xương ức.

Bướu giáp thòng trung thất càng lớn, phẫu thuật càng khó

Bác sĩ Trông cho biết bướu giáp thòng trung thất là tình trạng bướu cổ phát triển lớn lên, vượt qua vùng cổ và lan xuống trung thất. Các yếu tố cơ học như trọng lực, lực kéo khi nuốt, áp lực âm trong trung thất khi hít vào, khí quản cổ ngắn, cơ cổ khỏe, cổ ngắn… cũng tạo điều kiện cho bướu giáp di chuyển xuống ngực.

Bướu giáp thòng chiếm khoảng 3-20% trong tổng số các trường hợp bướu giáp, thường gặp ở nữ giới, đặc biệt trên 50 tuổi. Phần lớn bướu giáp thòng trung thất lành tính, không ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh. Khi bướu lớn chèn ép thực quản, khí quản, mạch máu… gây khó nuốt, khó thở, thay đổi giọng nói.

“Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính và hiệu quả nhất cho bướu giáp thòng trung thất. Bác sĩ loại bỏ hoàn toàn bướu, cải thiện ngay các triệu chứng khó chịu, ngăn ngừa nguy cơ chèn ép nặng, khó thở”, bác sĩ Trông chia sẻ.

Bác sĩ Trông khuyên người dân có bướu cổ nên điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Hiện chưa có bằng chứng cho thấy đắp lá cây, uống thuốc nam, thuốc gia truyền có thể làm bướu biến mất. Một số bướu cổ lọt vào trung thất không chạm thấy, người bệnh nhầm lẫn uống thuốc giúp bướu tan đi, như trường hợp bà H.

Việc điều trị không đúng cách vừa gây tốn kém chi phí, người bệnh phải bỏ công sức đi lại nhiều lần. Bướu lớn gây khó thở, khó nuốt, nặng ngực, thay đổi giọng nói… Trường hợp nặng có thể gây suy hô hấp cấp tính. Bướu giáp thòng trung thất càng lớn, phẫu thuật càng khó khăn.