Đập thủy điện chứa lượng nước khổng lồ đang gây lệch cực trái đất?

Đập thủy điện chứa lượng nước khổng lồ đang gây lệch cực trái đất?

bởi

trong
Đập thủy điện chứa lượng nước khổng lồ đang gây lệch cực trái đất?

Đập Bạch Hạc Than trên sông Kim Sa, một nhánh của sông Trường Giang ở tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc)

ảnh: reuters

Đó là đánh giá của các nhà nghiên cứu được Livescience dẫn lại hôm nay 10.7. Theo đó, từ năm 1835 đến nay thế giới đã xây hàng ngàn đập thủy điện và điều này kéo theo tác động phân bổ lại khối lượng trên toàn cầu, làm lệch vị trí của vỏ trái đất so với lớp manti bên dưới.

Các nhà nghiên cứu cho biết lớp manti của trái đất có đặc tính dẻo, và lớp vỏ tượng hình dưới dạng một lớp rắn có thể trượt trên lớp phủ. Trọng lượng đè nặng khiến lớp vỏ bị lệch so với lớp manti cũng đồng thời làm lệch vị trí của hai cực trái đất.

“Bất kỳ sự thay đổi nào về khối lượng bên trong trái đất hoặc trên bề mặt đều làm thay đổi hướng trục quay so với lớp vỏ, trong một quy trình gọi là sự trôi cực”, theo đội ngũ nghiên cứu trình bày tại báo cáo đăng trên Tạp chí Geophysical Research Letters.

Trong báo cáo mới, các chuyên gia thẩm định mức độ ảnh hưởng của 6.862 đập thủy điện trên toàn cầu đối với cực Nam và cực Bắc của địa cầu từ năm 1835 đến năm 2011.

Việc giữ nước ở các hồ chứa phục vụ cho hoạt động thủy điện đã khiến cực trái đất di chuyển 1,1 m trong thời gian quan sát, theo tác giả báo cáo Natasha Valencic, nghiên cứu sinh của Đại học Harvard (Mỹ).

Trước đó, giới khoa học cũng cho biết rằng những hoạt động của con người làm dịch chuyển một khối lượng lớn nước, như tan băng do biến đổi khí hậu, có thể kích hoạt hiện tượng “trôi cực”.

Một báo cáo hồi tháng 3 cho thấy băng tan do biến đổi khí hậu có thể khiến hai cực của trái đất di chuyển đến 27 m vào cuối thế kỷ này. Còn báo cáo khác vào năm 2023 kết luận hoạt động khai thác nước ngầm từ năm 1993 đến 2010 đã khiến cực Bắc dịch chuyển khoảng 80 cm.