Dấu hiệu sốc do bệnh tiểu đường

Dấu hiệu sốc do bệnh tiểu đường

bởi

trong
Dấu hiệu sốc do bệnh tiểu đường

Người bị sốc tiểu đường thường có các triệu chứng như đổ mồ hôi nhiều, da nhợt nhạt hoặc ửng đỏ, tim đập nhanh, khó thở.

Cơ thể người bình thường sẽ tự động điều chỉnh lượng đường trong máu bằng cách giải phóng hormone insulin từ tuyến tụy để chuyển hóa glucose thành năng lượng. Tuy nhiên, ở người bị tiểu đường, cơ thể không thể kiểm soát lượng đường trong máu.

Phạm vi đường huyết an toàn của người tiểu đường khoảng 80-130 mg/dL. Sốc do bệnh tiểu đường hay sốc đường huyết gây mất cân bằng insulin. Lượng đường trong máu cao hơn mức insulin có thể chuyển hóa thành năng lượng dẫn đến sốc tăng đường huyết. Ngược lại, sốc hạ đường huyết xảy ra khi lượng đường trong máu thấp hơn lượng insulin có sẵn để chuyển hóa thành năng lượng.

Triệu chứng sốc tăng và hạ đường huyết khác nhau:

Sốc hạ đường huyết xảy ra nếu người bị tiểu đường bỏ bữa hoặc ăn không đủ chất, tập thể dục nhiều hơn bình thường, nôn mửa hoặc sử dụng quá nhiều insulin. Tình trạng này thường gặp ở người bị tiểu đường type 1.

Khi máu chứa nhiều insulin hơn glucose, các tế bào của cơ thể không có đủ năng lượng để sử dụng. Nếu lượng đường trong máu xuống thấp gây yếu, lú lẫn và khó đi lại. Triệu chứng khác như da ẩm ướt hoặc đổ mồ hôi nhiều, tăng cảm giác lo lắng hoặc căng thẳng, mặt nhợt nhạt, buồn nôn, nhịp tim nhanh, cáu kỉnh hoặc vụng về, cảm thấy choáng váng hoặc chóng mặt. Nếu không được điều trị, sốc hạ đường huyết có thể dẫn đến co giật, hôn mê do tiểu đường tử vong.

Sốc tăng đường huyết xảy ra nếu người tiểu đường không sử dụng đủ insulin, tập thể dục ít hơn bình thường, ăn nhiều đồ ngọt và thực phẩm có cao và nhiều dầu mỡ cùng lúc. Người bệnh có các triệu chứng như tăng đường huyết, miệng rất khô hoặc khát nước bất thường, đi tiểu thường xuyên, da ửng đỏ hoặc khô, buồn nôn, nôn hoặc đau bụng, khó thở.

Khi lượng đường (glucose) trong máu quá cao, cơ thể không thể chuyển hóa hết thành năng lượng, nó sẽ có tự đốt cháy chất béo để tạo ra năng lượng thay thế, quá trình này sản sinh ra các ketone. Khi ketone tích tụ, cơ thể có xu hướng chứa nhiều axit hơn, gây ra các tác dụng phụ như lú lẫn, buồn .

Hiệp hội Tiểu đường Mỹ khuyến cáo người tiểu đường nên áp dụng quy tắc 15-15 để xử trí khi hạ đường huyết. Cụ thể, ăn 15 g carbs tác dụng nhanh và đợi 15 phút để kiểm tra xem lượng đường trong máu ổn định chưa. Các loại carbs tác dụng nhanh bao gồm ba viên kẹo, nửa cốc nước ép hoặc nước đường, một thìa đường.

Cách kiểm soát là ăn uống lành mạnh như ưu tiên rau xanh, protein nạc, hạn chế đường và thịt chế biến. Người bệnh nên tập thể dục thường xuyên, duy trì cân nặng khỏe mạnh, theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên và dùng thuốc theo đúng chỉ định.

Anh Chi (Theo Very Well Health)

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiểu đường để bác sĩ giải đáp