Điểm sáng trong công tác phát triển đảng viên người dân tộc thiểu số

Điểm sáng trong công tác phát triển đảng viên người dân tộc thiểu số

bởi

trong

Cây cao su – điểm tựa để đồng bào bám đất, bám bản

Khi cây cao su được đưa về vùng biên giới Điện Biên, đời sống của bà con dân tộc thiểu số nơi đây từng bước được cải thiện. Anh Giàng A Dế, người Mông, hiện đang phụ trách kỹ thuật bảo vệ tại Đội Cao su Hua Thanh – Công ty cổ phần Cao su Điện Biên chia sẻ: “Từ khi có cao su, bà con mình ổn định hơn nhiều. Sáng đi làm, chiều về lo việc gia đình, lo cho con cái đi học. Trẻ con giờ cũng được chăm sóc tốt hơn, chứ ngày xưa thì thiếu thốn lắm”.

Sinh năm 1979, anh Giàng A Dế lập gia đình sớm và có ba con khi mới bắt đầu công việc tại công ty. Theo anh Dế, cây cao su không chỉ tạo việc làm ổn định cho người dân mà còn góp phần giữ gìn an ninh chính trị vùng biên. “Trước kia nhiều người bỏ bản đi làm ăn xa, giờ có công việc ngay tại quê hương nên yên tâm ở lại bám đất, bám làng”, anh Dế nói.

Được tin tưởng giao phụ trách kỹ thuật, anh Dế luôn theo sát các quy trình mà công ty đề ra. “Việc gì công ty giao là mình phải hoàn thành cho đúng, đúng kỹ thuật, đúng tiến độ. Mình hướng dẫn anh em trong đội cũng vậy, cái gì làm được thì làm, cái gì chưa đúng thì sửa. Phải làm sao để năng suất vườn cây luôn ổn định”, anh Dế kể.

Từ nỗ lực lao động và phấn đấu không ngừng, anh Giàng A Dế được kết nạp vào Đảng. Anh Dế cũng rất chú trọng việc truyền đạt chủ trương, văn bản công ty đến công nhân.

Điểm sáng trong công tác phát triển đảng viên người dân tộc thiểu số

Anh Giàng A Dế (bìa phải) hướng dẫn cho vợ và 2 con kỹ thuật cạo và thu mủ hiệu quả, đúng kỹ thuật

Ảnh: Thúy Liễu

Bám nghề xây dựng tổ ấm

“Mình sinh ra và lớn lên ở vùng đất này. Trước kia, cả gia đình chỉ sống dựa vào nương rẫy, chủ yếu trồng ngô, lúa nương, quanh năm chỉ mong đủ ăn. Thu nhập mỗi năm chỉ tầm 25 – 30 bao thóc, chia cho mấy khẩu, chẳng dư giả gì”, anh Vừ A Cú, công nhân khai thác mủ cao su của Công ty cổ phần Cao su Điện Biên mở đầu câu chuyện như thế.

Năm 2008, khi cây cao su được đưa về Điện Biên theo chủ trương phủ xanh đất trống đồi núi trọc, anh Cú là một trong những người đầu tiên xung phong tham gia vào đội phát dọn, khai hoang trồng mới. Anh Cú nhớ lại: “Hồi đó, làm gì có máy móc gì, tất cả đều làm thủ công. Có hôm trèo đồi từ sớm, mà đến trưa không có nước tắm, phải quay về tận nhà mới tắm được. Vất vả lắm!”.

Dù vậy nhưng anh Cú không nản lòng. Từ tháng 6.2008, anh chính thức trở thành công nhân cao su. Sau gần 15 năm gắn bó, năm 2023, anh được phân công làm thành viên tổ kỹ thuật bảo vệ. Cùng với vợ, cũng là công nhân khai thác, gia đình anh Cú trở thành một trong những hộ điển hình của công nhân đồng bào dân tộc Mông tại địa phương.

“Ngày trước làm nông, mỗi năm chỉ đủ ăn. Còn nay, nhờ lương công nhân, nhà mình có thể dành ra cả chục triệu đồng để mua gạo ngon ăn quanh năm. Đời sống công nhân đỡ vất vả hơn nhiều. Nhiều hộ ở đây cũng đã xây được nhà mới, sắm xe, mua máy móc”, anh Cú nói.

Gia đình anh Cú cũng từng nhận được sự hỗ trợ của công đoàn công ty số tiền 45 triệu đồng từ chương trình Mái ấm công đoàn để xây nhà ở. “Hồi đó có được căn nhà kiên cố, mình vui và tự hào lắm. Công ty lo cho công nhân như vậy là quý lắm rồi”, anh Cú chia sẻ.

Không chỉ chăm lo cho gia đình, anh Cú còn là người truyền đạt các quy trình kỹ thuật cho anh em đồng nghiệp, đặc biệt là những công nhân đồng bào chưa rành tiếng Kinh.

“Mình là người Mông, biết tiếng Kinh, nên mình hay đứng ra phiên dịch trong các cuộc họp, giải thích cho bà con hiểu đúng quy trình, làm đúng kỹ thuật để đạt năng suất. Làm sai kỹ thuật thì sản lượng mủ giảm, công ty và cả công nhân đều thiệt. Mình luôn nhắc anh em phải tuân thủ kỹ thuật nghiêm ngặt”, anh Cú chia sẻ.

Năm 2019, anh Vừ A Cú được kết nạp Đảng sau hơn một thập niên phấn đấu và gắn bó với Công ty cổ phần Cao su Điện Biên. Trở thành đảng viên, anh càng ý thức rõ hơn vai trò tiên phong của mình, nhất là trong việc vận động bà con dân tộc Mông chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của công ty.

Điểm sáng trong công tác phát triển đảng viên người dân tộc thiểu số- Ảnh 2.

Anh Vừ A Cú kể về quá trình tham gia làm công nhân Công ty Cao su Điện Biên

Ảnh: Thúy Liễu

Kiên trì phát triển Đảng trong vùng đồng bào

Về công tác xây dựng Đảng tại vùng cao, anh Nguyễn Văn Anh, Bí thư chi bộ khu vực Điện Biên kiêm Phó trưởng phòng Tổ chức Công ty cổ phần Cao su Điện Biên, cho biết: “Trước đây là chi bộ của Nông trường Cao su Điện Biên, được thành lập năm 2016. Từ ngày 1.5.2025, sau khi thực hiện mô hình quản lý 2 cấp (bỏ cấp nông trường), chi bộ tiếp tục duy trì hoạt động, lãnh đạo các đơn vị khu vực Điện Biên”.

Khi mới thành lập, chi bộ chỉ có 6 đảng viên. Trải qua 9 năm hoạt động, chi bộ đã kết nạp thêm 13 đảng viên, trong đó có tới 9 đồng chí là người đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là một kết quả đáng khích lệ, thể hiện sự quan tâm và chủ trương đúng đắn trong công tác xây dựng Đảng tại vùng cao.

“Ngay từ đầu, chi bộ xác định rõ công tác phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số là ưu tiên hàng đầu. Vì đây là lực lượng trực tiếp sinh sống, lao động tại địa phương, họ am hiểu tiếng bản địa, dễ dàng tuyên truyền, vận động người dân tham gia dự án, chấp hành quy định, áp dụng quy trình kỹ thuật trong khai thác mủ cao su”, anh Văn Anh nói.

Tuy nhiên, việc phát triển đảng viên là người dân tộc không dễ, bởi trình độ nhận thức còn hạn chế. Do đó, chi bộ phải đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thông qua các buổi họp, đưa ra các tấm gương điển hình tiên tiến để khơi dậy ý thức phấn đấu trong cán bộ công nhân. “Chúng tôi phải theo dõi, bồi dưỡng rất sát sao để mỗi bước phát triển đều đảm bảo chất lượng. Khi quần chúng đã nhận thức đúng đắn, họ sẽ tự nỗ lực để trở thành đảng viên tiêu biểu”, anh Văn Anh cho biết.