Tuy nhiên, theo ông Bhumesh Tyagi, bác sĩ nội tổng quát tại Ấn Độ, việc bỏ bữa có thể gây ra nhiều rối loạn sinh lý âm thầm nhưng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.
Thay vì nhịn ăn, việc duy trì thói quen ăn uống điều độ, đầy đủ dưỡng chất là nền tảng quan trọng để giữ vững năng lượng, tinh thần lạc quan và sức khỏe ổn định, theo trang sức khỏe Onlymyhealth (Ấn Độ).

Việc bỏ bữa có thể gây ra nhiều rối loạn sinh lý âm thầm nhưng nghiêm trọng
Ảnh minh họa: AI
Cơ thể phản ứng mạnh khi không được cung cấp năng lượng
Cơ thể con người hoạt động dựa trên nguồn năng lượng ổn định, chủ yếu từ glucose trong thực phẩm. Khi bỏ bữa, dòng cung cấp nhiên liệu này bị gián đoạn, dẫn đến nhiều hệ quả tiêu cực ngay từ ngắn hạn.
Sau vài giờ không ăn, lượng đường huyết trong máu bắt đầu giảm. Để duy trì sự cân bằng, cơ thể sẽ huy động glycogen (dạng đường dự trữ trong gan và cơ) nhằm tạm thời bù đắp thiếu hụt.
Tuy nhiên, não bộ rất nhạy cảm với những thay đổi này. Khi lượng glucose sụt giảm, não sẽ phát tín hiệu cảnh báo thông qua các triệu chứng như đói cồn cào, bực bội, khó tập trung, đau đầu và mệt mỏi. Đây chính là cách não kêu cứu, đòi tiếp thêm nhiên liệu.
Lạm dụng thuốc giảm đau qua đường tiêm nguy hiểm như thế nào
Thiếu năng lượng cũng khiến cơ thể nhanh chóng rơi vào trạng thái uể oải, giảm sút hiệu suất làm việc và suy giảm cả sức lực lẫn tinh thần.
Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng trong thời gian dài còn là nguyên nhân của nhiều bệnh lý mạn tính như loãng xương, thiếu máu và suy giảm miễn dịch.

Khi lượng glucose sụt giảm, não sẽ phát tín hiệu cảnh báo thông qua các triệu chứng như đói cồn cào, bực bội, khó tập trung, đau đầu và mệt mỏi
Ảnh hưởng đến chuyển hóa và dinh dưỡng
Cơ thể con người có khả năng thích nghi với tình trạng thiếu ăn bằng cách điều chỉnh tốc độ trao đổi chất.
Khi nhận thấy không được cung cấp thực phẩm đều đặn, cơ thể sẽ chuyển sang chế độ tiết kiệm năng lượng bằng cách đốt cháy ít calo hơn khi nghỉ ngơi. Do đó, về lâu dài, việc kiểm soát cân nặng trở nên khó khăn hơn.
Đáng lo hơn, khi thiếu glucose, cơ thể có xu hướng sử dụng cơ bắp làm nguồn năng lượng thay thế. Quá trình này dẫn đến mất khối lượng cơ.
Việc bỏ bữa liên tục đồng nghĩa với việc cơ thể không được cung cấp đủ vitamin, khoáng chất và các dưỡng chất thiết yếu. Thiếu hụt dinh dưỡng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, sức khỏe xương khớp, tâm trạng, khả năng tập trung và mức năng lượng tổng thể.
Ảnh hưởng đến tâm trạng
Bên cạnh những tác động sinh lý, việc không ăn đủ bữa cũng ảnh hưởng mạnh đến tâm lý và hệ tiêu hóa.
Khi đường huyết dao động thất thường, cơ thể sản sinh ít serotonin và các chất dẫn truyền thần kinh khác, làm người ăn kiêng dễ rơi vào trạng thái cáu kỉnh, lo âu và mất kiểm soát cảm xúc.
Sau khi bỏ bữa, khi được ăn lại, cơ thể thường có xu hướng nạp vào lượng lớn thực phẩm giàu chất béo và đường để bù đắp. Điều này dễ dẫn đến ăn quá mức, gây đầy bụng, khó tiêu, tăng cân và hình thành thói quen ăn uống không lành mạnh
Việc bỏ bữa thường xuyên cũng phá vỡ nhịp sinh học tiêu hóa của cơ thể. Người có thói quen nhịn ăn dễ bị đầy hơi, táo bón hoặc dư axit dạ dày, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tiêu hóa như viêm loét dạ dày hoặc trào ngược axit.