Dùng thuốc xịt mũi nhiều có nguy hiểm?

Dùng thuốc xịt mũi nhiều có nguy hiểm?

bởi

trong

Tôi thường bị nghẹt mũi, hay dùng thuốc xịt mũi co mạch để dễ chịu. Dùng thuốc này thường xuyên có nguy hiểm không? (Trung Nam, 27 tuổi, TP HCM)

Trả lời:

Thuốc xịt mũi là loại thuốc dạng dung dịch, được xịt trực tiếp vào mũi để giảm các triệu chứng nghẹt, sổ mũi… Dung dịch xịt mũi có nhiều loại bao gồm thuốc co mạch, thuốc kháng viêm corticoid, thuốc kháng histamin và nước muối vệ sinh mũi

Thuốc tiếp xúc với niêm mạc mũi có tác dụng làm co các mao mạch trong cuốn mũi, giảm sung huyết, thông thoáng, dễ thở, giảm nghẹt nhưng hiệu quả thuốc không kéo dài. Lạm dụng thuốc có thể làm giảm hiệu quả, buộc người bệnh phải tăng tần suất. Lâu dần, niêm mạc mũi phù nề, kém nhạy cảm, phụ thuộc và nhờn thuốc. Lạm dụng thuốc còn gây kích ứng niêm mạc mũi, khô, teo niêm mạc, loét vách ngăn. Niêm mạc mũi sung huyết nặng hơn dần hình thành mô sẹo, khiến đường thở bị thu hẹp, viêm mũi nặng, khó điều trị về sau.

Thuốc nhỏ mũi co mạch không có tác dụng trị bệnh, chỉ để giảm triệu chứng, phải được bác sĩ chỉ định và theo dõi, không tự ý dùng khi nghẹt mũi. Thuốc nhỏ mũi co mạch dùng trong thời gian ngắn (5-7 ngày) có tác dụng làm giảm phù nề niêm mạc mũi, nhưng khi sử dụng kéo dài dễ dẫn đến tác dụng ngược, gây nghẹt nặng hơn.





Dùng thuốc xịt mũi nhiều có nguy hiểm?

Bác sĩ Hằng tư vấn cho một người bệnh. Ảnh minh họa: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Người bệnh có xu hướng thở bằng miệng khi viêm mũi, lúc này, không khí hít vào không được lọc sạch, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập, dễ mắc các bệnh viêm họng, . Người đang mắc các bệnh tim mạch, cao huyết áp, cường giáp, đái tháo đường, thai phụ hoặc phụ nữ đang cho con bú tự ý sử dụng thuốc lâu ngày có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Chỉ sử dụng thuốc co mạch ngắn ngày, không tự ý dùng lâu, nhất là khi không có chỉ định của bác sĩ. Bạn nghẹt mũi kéo dài nên đến chuyên khoa Tai Mũi Họng khám để bác sĩ đánh giá, chẩn đoán nguyên nhân. Bạn có thể đang mắc các bệnh như viêm mũi dị ứng, viêm xoang mạn, … Điều trị đúng nguyên nhân giúp bạn giảm triệu chứng bệnh lâu dài mà không phụ thuộc vào thuốc xịt.

ThS.BS.CKII Trần Thị Thúy Hằng
Trưởng khoa Tai Mũi Họng
Trung tâm Tai Mũi Họng
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tai mũi họng để bác sĩ giải đáp