Dùng túi nilon đựng thức ăn nóng bốc khói, độc hại đến mức nào?

Dùng túi nilon đựng thức ăn nóng bốc khói, độc hại đến mức nào?

bởi

trong

Túi nilon ngày càng được sử dụng rộng rãi để đựng đồ vì tính chất bền, dai, chống nước và giá thành rẻ… Cũng chính vì thế nên nhiều người dần dần có thói quen sử dụng thoải mái. Người bán hàng vô tư cho, người mua hàng cứ vô tư dùng. Tuy nhiên, thói quen dùng túi nilon đựng thức ăn nóng gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe mà nhiều người chưa ý thức được.

TS Vũ Thị Tần, giảng viên ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết: “Túi nilon, chén, ly sử dụng 1 lần làm từ nhựa PET không chịu được nhiệt. Khi tiếp xúc với nước nóng trên 70ºC chất DOP (dioctin phatalat) và các oligomers dễ thôi nhiễm vào thức ăn. Sử dụng lâu có thể dẫn đến vô sinh nam, dậy thì sớm, bé trai có thể bị nữ tính hóa và một cơ số bệnh tật khác”.

Dùng túi nilon đựng thức ăn nóng bốc khói, độc hại đến mức nào?

Túi nilon dùng đựng thức ăn bên trái và nước lèo nóng

Ảnh: Phan Diệp

Dùng túi nilon đựng thức ăn nóng bốc khói, độc hại đến mức nào? - Ảnh 2.

Bún nóng từ quán ăn mang về nhà được đổ ra tô để ăn

Ảnh: TS Vũ Thị Tần

Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống bận rộn nên mua thức ăn đựng trong túi nilon mang về là tiện lợi, tiết kiệm thời gian… nhưng không phải là không có cách. TS Tần đưa ra lời khuyên, mọi người hãy chịu khó mang theo hộp thủy tinh khi đi mua đồ ăn nóng.

TS Tần kể, bản thân đang thực hành sống xanh và bảo vệ môi trường. Có lần TS Tần mang theo hộp thủy tinh đi mua bánh cuốn và gửi trả lại cho chủ quán hộp xốp để cần thì dùng cho khách hàng sau. Tuy nhiên, người bán tỏ vẻ rất ngạc nhiên.

Điều đó phần nào cho thấy việc dùng túi nilon tuy có gây độc hại nhưng đã trở thành thói quen đại trà, khó bỏ. Những người đi ngược lại số đông thì được xem là kỳ lạ. “Cố gắng hạn chế nilon cho sức khỏe của mình và để con cháu mình ít phải gánh nợ cho vấn nạn dùng túi nilon vô tội vạ của người đi trước”, TS Tần nói.