Gần 20 đại học công bố điểm sàn thi đánh giá năng lực, tư duy

Gần 20 đại học công bố điểm sàn thi đánh giá năng lực, tư duy

bởi

trong

19 trường công bố điểm sàn từ kết quả thi đánh giá năng lực, tư duy, trong đó Đại học Ngoại thương lấy cao nhất.

Đại học Ngoại thương dùng điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (HSA) và TP HCM (APT) cùng điểm thi đánh giá tư duy của Bách khoa Hà Nội (TSA) để tuyển sinh. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) lần lượt là 100/150; 850/1200 và 60/100 – là mức cao nhất đối với phương thức này, tính đến ngày 27/4.

Nhiều trường khác cũng xét điểm ba kỳ thi trên. Với HSA, Đại học Hoa Sen hiện lấy điểm sàn thấp nhất – 67/150. Với APT, mức thấp nhất là 500, áp dụng với một số ngành ở Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột. Trong khi đó, điểm sàn từ kết quả thi TSA thường chỉ có hai mức 50 và 60.

Các ngưỡng điểm trên tương tự năm ngoái.

Điểm sàn thi đánh giá năng lực, tư duy của các đại học, tính đến ngày 27/4:

TT Trường Điểm sàn
Xét theo điểm thi HSA
(thang 150)
Xét theo điểm thi APT (thang 1.200) Xét theo điểm thi TSA
(thang 100)
1 Học viện Ngân hàng 85
2 Đại học Kinh tế Quốc dân 85 700 60
3 Đại học Thương mại 80 50
4 Đại học Ngoại thương 100 850 60
5 Trường Đại học Việt Nhật, Đại học Quốc gia Hà Nội 80 750
6 Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội 80 750
7 Đại học Lâm nghiệp 75 600 50
8 Đại học Phenikaa (Hà Nội) 80 (với khối Sức khỏe, trừ ngành Quản lý bệnh viện)
70 (ngành còn lại)
60 (với khối Sức khỏe, trừ ngành Quản lý bệnh viện)
50 (ngành còn lại)
9 Đại học Mở Hà Nội 75 50
10 Đại học Tôn Đức Thắng 600
11 Đại học Hoa Sen (TP HCM) 67 600
12 Đại học Nguyễn Tất Thành (TP HCM) 70 550
13 Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột 90 (Y khoa)
80 (Dược học)
60 (còn lại
700 (Y khoa)
600 (Dược học)
500 (còn lại)
14 Đại học Bạc Liêu 800 (Sư phạm)
600 (còn lại)
15 Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh (Nghệ An) 80
16 Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định 75 50
17 Đại học Quảng Nam 600
18 Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long 600
19 Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên 75

Năm 2025, cả nước có khoảng 10 kỳ thi đánh giá năng lực, tư duy do các trường đại học tổ chức. Ba kỳ thi của hai đại học quốc gia và Bách khoa Hà Nội có quy môn lớn nhất.

Theo phổ điểm hai đợt thi HSA tháng 3 của Đại học Quốc gia Hà Nội với gần 30.800 thí sinh, điểm trung bình là 80,2/150. Thủ khoa đạt 130/150 điểm. So với các đợt thi cùng kỳ năm ngoái, điểm bài thi này tăng khoảng 3-5 điểm theo thang 150.

Với kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội, điểm trung bình hai đợt đã diễn ra lần lượt là 54,54 và 54,39/100. Thủ khoa đạt 98,61.

Ở đợt một kỳ thi của Đại học Quốc gia TP HCM, hơn 126.000 thí sinh tham dự có điểm trung bình là 618,4. Thủ khoa đạt 1.060/1.200. So với đợt cùng kỳ năm ngoái, điểm trung bình chung của thí sinh giảm 25.

Hiện, kỳ thi của hai đại học quốc gia còn 1-2 đợt nữa. Dự kiến khoảng 100 trường sử dụng điểm thi này để xét tuyển.





Gần 20 đại học công bố điểm sàn thi đánh giá năng lực, tư duy

Thí sinh thi đánh giá tư duy tại Đại học Bách khoa Hà Nội vào tháng 1. Ảnh: Dương Tâm

Thí sinh lưu ý điểm sàn trên vẫn tính theo thang điểm gốc của từng kỳ thi, chưa phải điểm xét tuyển. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường phải quy đổi tương đương ngưỡng đầu vào và điểm trúng tuyển giữa các phương thức, tổ hợp về một thang điểm chung. Công thức quy đổi sẽ được công bố sau khi có phổ điểm thi tốt nghiệp THPT.

Dương Tâm