‘Giảm giá ôtô để bớt tai nạn giao thông nghiêm trọng’

‘Giảm giá ôtô để bớt tai nạn giao thông nghiêm trọng’

bởi

trong
‘Giảm giá ôtô để bớt tai nạn giao thông nghiêm trọng’

Nguyên nhân gốc rễ của tai nạn nằm ở cấu trúc giao thông hỗn hợp, và đặc biệt là việc tỷ lệ người sử dụng xe máy cao vượt trội.

Trong nhiều năm qua, chính sách giao thông ở Việt Nam thường tập trung vào việc gia tăng hình phạt, siết quy định, nghiêm hóa vi phạm để giảm tai nạn giao thông. Tuy nhiên, thực tế cho thấy những nỗ lực này chỉ mới giảm thiểu được một phần nhỏ tỷ lệ tai nạn, trong khi tình trạng giao thông ở ta vẫn hỗn loạn và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

Nguyên nhân gốc rễ nằm ở cấu trúc giao thông hỗn hợp, và đặc biệt là việc tỷ lệ người sử dụng xe máy cao vượt trội. Muốn thực sự giảm tai nạn giao thông nghiêm trọng, Việt Nam cần thay đổi chiến lược: thay đổi cấu trúc giao thông hỗn hợp, loại bỏ dần xe máy.

Hiện nay, giao thông ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn “hỗn hợp”: xe đạp, xe máy, xe ba gác, xe tải nhỏ, xe buýt nhỏ và xe ôtô cùng di chuyển trên những cung đường không đủ rộng, không có làn riêng và thiếu đi sự đồng nhất trong tốc độ di chuyển. Trong môi trường như vậy, mọi sự sai sót nhỏ từng phía đều có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Theo số liệu từ WHO và OECD, tỷ lệ người tử vong do tai nạn giao thông ở các nước phát triển (nơi ô tô phổ biến) dao động từ 2-6 người trên 100.000 dân. Trong khi đó, tỷ lệ này ở Việt Nam và nhiều nước đang phát triển dao động từ 15-26 người. Phần lớn trong số đó là người sử dụng xe máy.

Xe máy, với cấu trúc mở, không có túi khí, không có khung vững chắc, người điều khiển dễ bị chấn thương nghiêm trọng hoặc tử vong khi va chạm với các phương tiện khác. Trong khi đó, ôtô được trang bị nhiều công nghệ an toàn như túi khí, phanh ABS, camera, radar, các vùng hỗ trợ tín hiệu… giúp giảm nguy cơ tai nạn nghiêm trọng.

>>

Tại Việt Nam, giá một chiếc ôtô vẫn được xem là cao gấp hai, ba lần so với thu nhập trung bình. Nguyên nhân gồm: thuế nhập khẩu cao (xe chưa lắp ráp trong nước), thuế tiêu thụ đặc biệt, phí trước bạ, đăng ký, bảo hiểm, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng còn cao vì thiếu hạ tầng…

Ngay cả xe điện, tuy được xem là “tương lai giao thông”, cũng không rẻ hơn xe xăng. Mô hình cho thuê pin, trạm sạc còn hiếm hoi, hạ tầng đầu tư chưa đủ. Tất cả khiến người dân tiếp tục đi xe máy – một lựa chọn nhanh, rẻ nhưng nguy hiểm.

Nhìn sang các nước trong khu vực: Trung Quốc đã trợ giá mạnh cho xe điện, cho phép xe mini chỉ từ 100-200 triệu được hoạt động tự do tại nhiều đô thị. Thái Lan, Malaysia cũng trợ giá thuế để người dân dễ sở hữu ôtô hơn xe máy từ mốc 200-300 triệu. Còn Nhật Bản và Hàn Quốc ngay từ thập kỷ 70 đã đầu tư vào “ôtô hóa” giao thông, quy chuẩn làn xe, bãi đỗ, giá xe tầm trung tiệm cận thu nhập trung bình.

Chúng ta không thể mãi dựa vào tăng nặng xử phạt, siết luật để giảm tai nạn giao thông. Điều cần thiết nhất là tổ chức lại cấu trúc giao thông quốc gia theo hướng: đồng nhất, an toàn, tiến tới phương tiện giao thông công cộng và ôtô thay thế xe máy.

Muốn vậy, chúng ta cần: Cải cách thuế, giảm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt với ôtô dung tích nhỏ, xe điện; trợ giá cho ôtô nhỏ, xe điện mini; hỗ trợ vay mua ôtô cho người thu nhập trung bình; tăng hạ tầng bãi đỗ, làn ôtô, trạm sạc… Chỉ khi nào người dẫn dễ dàng tiếp cận với giá ôtô, chúng ta mới có thể đạt được mục tiêu: giao thông an toàn và hiện đại.

Comet Small