Hàng trăm ngàn người dự tang lễ Giáo hoàng Francis, mong di sản sống mãi

Hàng trăm ngàn người dự tang lễ Giáo hoàng Francis, mong di sản sống mãi

bởi

trong

Trong 3 ngày sau khi Giáo hoàng Francis qua đời, khoảng 250.000 người đã đến viếng thi hài của ngài, nằm trong một chiếc quan tài mở trước đặt bàn thờ của nhà thờ thánh Peter. Vatican ước tính có khoảng 200.000 tín đồ đã có mặt khi tang lễ bắt đầu hôm 26.4.

Trong tang lễ, thánh ca được cất lên bằng tiếng Latinh và những lời cầu nguyện được đọc bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, bao gồm tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Trung, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Ả Rập, phản ánh phạm vi toàn cầu của Giáo hội Công giáo La Mã với 1,4 tỉ tín đồ.

Tang lễ có sự tham dự của Tổng thống Mỹ Donald Trump và phu nhân Melania Trump, cùng tổng thống Argentina, Pháp, Gabon, Đức, Philippines, Ba Lan và Ukraine, cùng với thủ tướng Anh và New Zealand, và nhiều thành viên hoàng gia, bao gồm cả vua và hoàng hậu Tây Ban Nha.

Francis, vị giáo hoàng đầu tiên không phải người châu Âu sau gần 13 thế kỷ, đã đấu tranh để định hình lại Giáo hội Công giáo La Mã, đứng về phía người nghèo và những người bị thiệt thòi, đồng thời kêu gọi các quốc gia giàu có giúp đỡ người di cư và đảo ngược biến đổi khí hậu.

Giáo hoàng Francis cũng tránh xa nhiều nghi lễ xa hoa và đặc quyền thường gắn liền với triều đại giáo hoàng. Và sự giản dị cũng được ông mang cả vào tang lễ của chính mình.

Giáo hoàng đã chọn từ bỏ một tập tục đã có từ nhiều thế kỷ là chôn cất các giáo hoàng trong ba chiếc quan tài lồng vào nhau làm bằng gỗ bách, chì và gỗ sồi. Thay vào đó, thi hài của ông được đặt trong một chiếc quan tài gỗ lót kẽm duy nhất.

Hàng trăm ngàn người dự tang lễ Giáo hoàng Francis, mong di sản sống mãi

Xe tang chở quan tài của Giáo hoàng Francis chạy qua Quảng trường Piazza Venezia trong lễ tang, tại Rome (Ý), ngày 26.4.2025

ẢNH: REUTERS

Một truyền thống khác cũng bị phá vỡ khi Đức Francis là vị giáo hoàng đầu tiên được chôn cất bên ngoài Vatican sau hơn một thế kỷ.

Ông đã chọn Vương cung thánh đường Đức Bà Cả, cách Nhà thờ Thánh Peter khoảng 5,5km, làm nơi an nghỉ cuối cùng của mình. Ngôi mộ của ngài chỉ khắc dòng tên bằng tiếng Latinh “Franciscus”, và một bản sao của cây thánh giá đơn giản, mạ sắt mà ngài từng đeo quanh cổ được treo trên phiến đá cẩm thạch.

Sau tang lễ, đoàn xe tang đã đưa Giáo hoàng đi qua thành phố lần cuối, cho phép người dân Rome nói lời tiễn biệt.