Hay tỉnh giấc giữa đêm cảnh báo bệnh gì?

Hay tỉnh giấc giữa đêm cảnh báo bệnh gì?

bởi

trong

Gần đây tôi thường tỉnh giấc lúc 2h, 3h trằn trọc không ngủ lại được nên rất mệt mỏi. Tôi đang mắc bệnh gì, điều trị ra sao? (Trần Minh, TP HCM)

Trả lời:

Nếu tỉnh giấc giữa đêm thỉnh thoảng xảy ra và bạn dễ dàng ngủ lại có thể là phản ứng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, khi hiện tượng này kéo dài liên tục nhiều ngày, kèm theo mệt mỏi, khó tập trung, giảm trí nhớ hoặc dễ cáu gắt có thể là dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ hoặc vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Thức giấc giữa đêm thường xảy ra khoảng 23h đến 5h làm gián đoạn chu kỳ ngủ sâu và ảnh hưởng đến tinh thần, hiệu suất lao động ban ngày, hay gặp ở người làm việc trí óc, suy nghĩ nhiều vào buổi tối. Căng thẳng và lo âu khiến hệ thần kinh giao cảm hoạt động mạnh, làm tim đập nhanh, huyết áp tăng nhẹ, có thể dẫn đến tỉnh giấc bất chợt.

Một số yếu tố sinh hoạt cũng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ như dùng thiết bị điện tử trước giờ ngủ, ánh sáng xanh từ màn hình ức chế hormone melatonin – chất điều hòa nhịp sinh học. Uống cà phê, trà đặc hoặc ăn tối quá no kích thích hệ tiêu hóa và thần kinh. Môi trường ngủ có ánh sáng mạnh, tiếng ồn hoặc nhiệt độ phòng quá cao cũng dễ gián đoạn giấc ngủ.

Tình trạng này có thể liên quan đến chứng ngưng thở khi ngủ (OSA) khiến người bệnh ngáy to, thở khò khè, thỉnh thoảng thức dậy đột ngột để thở lại. Hội chứng chân không yên (RLS) gây cảm giác bồn chồn, châm chích ở chân cũng tác động tiêu cực đến giấc ngủ. Bạn dễ tỉnh giấc giữa đêm nếu mắc như tiểu đêm, rối loạn nội tiết (suy giáp) hoặc đau mạn tính.





Hay tỉnh giấc giữa đêm cảnh báo bệnh gì?

Đo đa ký giấc ngủ giúp phát hiện và điều trị các rối loạn giấc ngủ. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

không chỉ gây mệt mỏi mà còn làm suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần, hiệu suất làm việc. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên duy trì lịch ngủ – thức cố định, kể cả cuối tuần. Tránh sử dụng thiết bị điện tử ít nhất một giờ trước khi đi ngủ, giữ phòng ngủ yên tĩnh, tối và mát mẻ (18-22 độ C).

Khi bất chợt thức giấc giữa đêm, bạn tránh bật đèn sáng và thử kỹ thuật thở 4-7-8 (hít vào 4 giây, giữ 7 giây, thở ra 8 giây) để thư giãn, giúp dễ ngủ lại. Tập thể dục nhẹ nhàng vào ban ngày và hạn chế sử dụng chất kích thích. Bạn có thể bổ sung các dưỡng chất thiên nhiên từ blueberry (việt quất), ginkgo biloba (bạch quả) tác dụng chống gốc tự do, ngăn ngừa tác hại của gốc tự do – nguyên nhân gây ra đau đầu, mất ngủ.

Nếu tỉnh giấc giữa đêm xảy ra trên ba lần mỗi tuần, kéo dài hơn một tháng hoặc kèm theo các triệu chứng như ngáy to, tiểu đêm nhiều, đau nhức cơ thể hay mệt mỏi dai dẳng, người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa thần kinh để khám. Thông qua các phương pháp như đo đa ký giấc ngủ (polysomnography), chụp MRI não hoặc xét nghiệm nội tiết, bác sĩ có thể xác định nguyên nhân chính xác, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

BS.CKI Nguyễn Hữu Khánh
Trung tâm Khoa học Thần kinh
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Độc giả đặt câu hỏi bệnh thần kinh để bác sĩ giải đáp