Hiện tượng hoàng hôn đến muộn ở Việt Nam: Khoa học lý giải ra sao?

Hiện tượng hoàng hôn đến muộn ở Việt Nam: Khoa học lý giải ra sao?

bởi

trong

Theo EarthSky, hoàng hôn muộn nhất 2025 ở Bắc bán cầu, trong đó có Việt Nam diễn ra vào thời điểm này, những ngày cuối tháng 6 và đầu tháng 7. Bạn có để ý thấy mặt trời lặn muộn hơn sau khi chúng ta vừa trải qua ngày dài nhất của Bắc bán cầu, rơi vào ngày hạ chí 21.6.

Hiện tượng hoàng hôn đến muộn ở Việt Nam: Khoa học lý giải ra sao?

Những ngày này, bạn có để ý thấy mặt trời lặn muộn hơn?

ẢNH: CAO KỲ NHÂN

Hoàng hôn muộn nhất trong năm luôn đến sau hạ chí. Nhưng ngày chính xác của hoàng hôn muộn nhất phụ thuộc vào vĩ độ của bạn. Ngược lại ở Nam bán cầu, mặt trời mọc muộn nhất trong năm vào thời điểm này.

Hoàng hôn muộn nhất thường xuất hiện sau ngày hạ chí vì thời điểm này trong năm, một ngày dài hơn 24 giờ. Trong nhiều tuần, sau ngày hạ chí tháng 6, ngày (được đo bằng sự trở lại liên tiếp của mặt trời giữa trưa) dài hơn gần 1/4 phút so với 24 giờ.

Do đó, mặt trời giữa trưa đến muộn hơn theo giờ đồng hồ vào cuối tháng 6 so với ngày hạ chí tháng 6. Do đó, thời gian mặt trời mọc và lặn cũng đến muộn hơn theo giờ đồng hồ.

Thời gian đồng hồ và thời gian mặt trời

Nếu trục trái đất có phương thẳng đứng khi thế giới của chúng ta quay quanh mặt trời và nếu trái đất giữ nguyên khoảng cách với mặt trời trong suốt cả năm, thì giờ đồng hồ và giờ mặt trời sẽ luôn trùng khớp.

Tuy nhiên, trục trái đất nghiêng 23,44 độ so với phương thẳng đứng và khoảng cách của chúng ta với mặt trời thay đổi khoảng 5 triệu km trong suốt cả năm. Vào xung quanh thời điểm phân, ngày mặt trời ngắn hơn 24 giờ, nhưng vào thời điểm chí, ngày mặt trời dài hơn 24 giờ. Đó là lý do tại sao hoàng hôn muộn nhất luôn xuất hiện vào ngày 27.6 hoặc xung quanh ngày này ở vĩ độ trung bắc hằng năm.

Người Việt có để ý thấy mặt trời lặn muộn hơn bình thường?: Đây là lý do - Ảnh 2.

Tại sao hoàng hôn muộn nhất không xuất hiện vào ngày dài nhất (ngày hạ chí)? Nói một cách ngắn gọn, đó là sự khác biệt giữa mặt trời và đồng hồ

ẢNH: CAO KỲ NHÂN

Ở vĩ độ trung bắc, một tuần sau ngày hạ chí, giờ đồng hồ muộn hơn buổi trưa mặt trời đáng kể hơn. Vì giờ ban ngày vào ngày 27.6 gần giống như giờ ban ngày vào ngày hạ chí 20 – 21.6, giờ đồng hồ muộn hơn cho buổi trưa mặt trời ngày 27.6 cũng cho chúng ta thời gian mặt trời mọc và lặn muộn hơn một chút.

Buổi trưa mặt trời là thời điểm mặt trời đi qua kinh tuyến của một địa điểm và đạt đến vị trí cao nhất trên bầu trời. Trong hầu hết các trường hợp, thời điểm này không xảy ra vào lúc 12 giờ theo giờ đồng hồ.

Tại sao hoàng hôn muộn nhất không xuất hiện vào ngày dài nhất (ngày hạ chí)? Nói một cách ngắn gọn, đó là sự khác biệt giữa mặt trời và đồng hồ. Do đó, đối với vĩ độ trung bắc, hoàng hôn muộn nhất luôn xuất hiện vào cuối tháng 6, đầu tháng 7.